LÊ HUYỀN THANH
Theo thông tin nội bộ do một Ủy Viên BCT Đảng cộng sản Việt Nam vừa đi công cán tại Miền Trung thì hội nghị trong hội nghị TW 7 sắp tới( Diễn ra trong tháng 5) thì có một ủy viên BCT xin rút lui khỏi BCT và Trung Ương Đảng vì lý do sức khỏe. Bên cạnh đó sẽ bổ sung một Ủy viên và bầu thêm một ủy viên vào BCT để BCT có lên 15 Ủy viên.
Cũng theo nguồn tin của Nhân vật này thì người xin rút lui vì sức khỏe đó không ai khác chính là cụ Tổng Nguyễn Phú Trọng.
Vấn đề hiện nay khi Ông Trọng rút lui là nhân vật nào sẽ lên thay ông cầm lái con thuyền Cộng sản đang trên đà lao dốc không phanh đây.Câu hỏi đó đang là vấn đề cần bàn luận và vận động cho 2 nhân vật là ông Tô Huy Rứa và Lê Hồng Anh.
Vì đây là sự kiện chưa diễn ra nên mọi việc đang cần theo dõi nhưng theo tôi thì từ trước tới giờ khi nào những thông tin bên lề rò rỉ trước các sự kiện họp hành hoặc bầu bán ở Việt nam thì sau đó diễn ra đều trúng phóc như vậy.
Nếu vậy thì lý do vì sao ông Nguyễn Phú Trọng lại ra đi trong lúc này đang là một dấu hỏi cần giải đáp. Với lý do sức khỏe thì không thuyết phục vì mới đây ông ta còn phát biểu chỉ đạo hùng hồn tràn đầy sức khỏe tại các nơi ông ta đặt chân viếng thăm. Chẳng lẽ có một thế lực nào đó trong TW ép ông phải về Vườn sao vì hầu như không một vị lãnh đạo cộng sản Việt Nam tự nguyện rời nhiệm sở bởi họ biết còn nắm quyền ngày nào là họ còn bổng lộc ngày đó.Bên cạnh đó hai người nào sẽ lọt vào BCT để nâng tổng số ủy viên lên 15 người khi ông Trọng ra đi
Monday, April 29, 2013
CẢM XÚC NGÀY 30-4
Luật sư Nguyễn Văn Đài
“Một quốc gia đã giành được độc lập và thống nhất, mà nhân dân không được hưởng các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, thì người dân của quốc gia đó đã hy sinh xương máu một cách vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị của giặc nội xâm. Mà giặc nội xâm thì lại tham lam và gian ác gấp trăm ngàn lần giặc ngoại xâm.”
Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.
Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.
Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.
Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.
“Một quốc gia đã giành được độc lập và thống nhất, mà nhân dân không được hưởng các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, thì người dân của quốc gia đó đã hy sinh xương máu một cách vô ích để thay thế sự cai trị của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị của giặc nội xâm. Mà giặc nội xâm thì lại tham lam và gian ác gấp trăm ngàn lần giặc ngoại xâm.”
Mỗi dịp 30-4 hàng năm, tôi lại nhận được câu hỏi của những người đồng bào Việt Nam ở hải ngoại là “anh nghĩ và có cảm xúc gì khi sắp tới ngày 30-4?”. Tôi lại có dịp kể cho họ nghe về suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.
Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.
Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.
Cuối năm 1990, tôi trở lại Việt Nam, kể từ đó cứ mỗi dịp 30-4, tôi không còn cảm xúc vui mừng, mà thay vào đó là sự hoài nghi và nuối tiếc.
Năm 2001 và 2003, tôi có dịp được sang thăm Hàn Quốc và thấy đó là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ở đó không bao giờ có sự hiện diện và tồn tại của đảng cộng sản. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chế độ cộng sản. Mỗi năm có cả trăm ngàn người chết đói mặc dù họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế. Tôi cảm thấy buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn lại Việt Nam chúng ta, sau ngày 30-4-1975, trong chế độ quan liêu bao cấp, ngăn sông cấm chợ, nhân dân phải chịu đói khổ, lầm than. Khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế có phát triển, đời sống người dân khấm khá hơn, đủ ăn, đủ mặc, có được phương tiện sinh hoạt và đi lại hiện đại. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm của dân tộc. Sự suy thoái đạo đức và lối sống diễn ra một cách toàn diện, trên mọi phương diện của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngành tư pháp, cơ quan hành chính,... và trên mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương.
Nhiều người trong chúng ta đã từng chứng kiến cảnh doanh nghiệp, quan chức chính quyền, các lực lượng vũ trang và xã hội đen hợp sức với nhau để cưỡng chế người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ là ruộng đất. Biết bao người dân vô tội khi bước vào đồn công an thì khỏe mạnh, nhưng chỉ ít giờ sau, họ chỉ còn là một cái xác không hồn. Và còn biết bao nhiêu những người dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ đã bị sách nhiễu, đánh đập, và bị cầm tù. Thật sự đau lòng và xót xa.
Giờ đây, mọi người lại hỏi tôi “anh nghĩ và có cảm xúc như thế nào về ngày 30-4?”
Tôi trả lời: Một chế độ dân chủ và văn minh đã thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đã chiến thắng. Còn cảm xúc thì buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Hòa thì giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, còn chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.
Sunday, April 28, 2013
Cộng Sản VN sẽ sụp đổ một ngày rất gần đây???
Ngô Nhân Dụng
Có thể nào viết bài trên nhật báo Nhân Dân báo trước sự sụp đổ của đảng cộng sản trên hay không? Có thể nào viết ngay trên mặt báo đó vẽ ra quá trình sụp đổ của chế độ cộng sản được không? Có thể! Cả hai đều có thể làm được! Một cách là vừa viết vừa lách ghi lại một tài liệu về “Những bài học lịch sử từ sự sụp đổ của Ðảng Cộng sản Liên Xô.” Ðó là nhan đề loạt bài thuộc loại Hồ Sơ được đăng nhiều kỳ trên mạng báo Nhân Dân Ðiện Tử từ mấy tuần qua, nay vẫn chưa đăng hết.
Người đọc loạt bài này có thể đoán: Trong tờ báo “cơ quan chính thức của đảng cộng sản Việt Nam” chắc có nhiều người muốn đưa những thông tin đầy đủ hơn giúp cho độc giả biết rõ sự thật về sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Xô. Căn cứ vào các thông tin đó, người dân và các cán bộ sẽ tự suy diễn rằng ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu từ lâu rồi! Vì người đọc sẽ thấy tại Việt Nam đang diễn ra đầy đủ những triệu chứng suy đồi của đảng Cộng Sản Liên Xô trước khi tan rã. Nhìn cảnh Việt Nam bây giờ người ta thấy ngay cùng những căn bệnh đó thì không thuốc nào chữa khỏi!
Không những thế, những người viết Hồ Sơ này đã nhân cơ hội lấy cớ “viết lịch sử” để dẫn ra những lời người Nga từng kết án cả chủ nghĩa cộng sản lẫn thực tế của đảng cộng sản. Họ có thể công khai nhắc lại trên mặt báo Nhân Dân những lời người Nga đã nói về chế độ Xô Viết. Trên căn bản, họ cũng nói giống như lời ông Nguyễn Khắc Toàn hay bà Trần Khải Thanh Thủy đã viết; mà gần đây nhất là nhà văn Trần Mạnh Hảo viết bài lên án chế độ, trước hội nghị các nhà văn vừa qua! Nhắc lại các lời người Nga kết tội đảng ở Liên Xô là một cách nhắc nhở cho độc giả báo Nhân Dân biết những điều mà Nguyễn Khắc Toàn, Trần Mạnh Hảo, Trần Khải Thanh Thủy vạch ra chính là sự thật, Liên Xô ngày xưa cũng vậy! Ðây là một thủ đoạn rất khéo léo có tác dụng truyền bá những ý kiến lên án chế độ cộng sản nhưng lại đội dưới chiêu bài rút kinh nghiệm Liên Xô, làm như viết để bảo vệ chế độ cộng sản!
Chẳng hạn, Hồ Sơ đã thuật lời Gorbachev đánh giá chủ nghĩa Marx như thế này: “Trong toàn bộ những kết luận kinh tế cụ thể mà Marx dựa vào đó để xây dựng lâu đài thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học của ông không có cái nào được chứng thực trong thực tiễn.”
Phần 1 của mục Hồ Sơ này là bài, “Sự tan rã của Ðảng CS Liên Xô và Liên Bang Xô Viết.” Bài đầu giúp người đọc nhớ lại các biến cố đưa tới cảnh chấm dứt chế độ cộng sản ở Nga. Mặc dù tường thuật với quan điểm của đảng cộng sản, trút tội cho các cá nhân như Gorbachev, nhưng người đọc đủ thông minh cũng hiểu ý kiến và hành động của một cá nhân không thể nào làm đổ cả một đế quốc lớn như Liên Xô được. Chắc chắn phải có những nguyên nhân sâu xa. Thí dụ trong Hồ Sơ viết: Năm 1990 Cộng Sản Liên Xô họp đại hội lần thứ 28 thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo.” Ðọc điều này ai cũng phải hiểu là chủ nghĩa cộng sản thiếu tính nhân đạo và tại Liên Xô chưa hề có dân chủ! Vì cả một đại hội đảng phải quyết định làm cho chính họ dân chủ hơn và nhân đạo hơn!
Khi chế độ Xô Viết sập, Hồ Sơ trên cho biết bao nhiêu tài sản của Ðảng CS Liên Xô đều bị chính phủ Nga niêm phong và tịch thu. “Trong hồ sơ của Trung Ương hay của địa phương, đều không thấy ghi chép gì về việc đảng viên Ðảng Cộng Sản Liên Xô tập hợp lại một cách có tổ chức để tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ Khu ủy, Thành ủy hoặc Huyện ủy của mình.” Ðọc tới đây, người đọc nào cũng hiểu rằng gần 20 triệu đảng viên cộng sản không mấy người còn thiết tha bảo vệ đảng nữa? Tại sao? Tất nhiên không phải vì một anh Gorbachev nó bắt được 20 triệu người! Người Nga không phải đều ngu cả, đảng viên cộng sản Nga cũng không ngu. Thế thì tại sao họ thản nhiên nhìn chế độ cộng sản tan rã? Ai cũng biết câu trả lời!
Câu trả lời được loạt bài Hồ Sơ này dẫn ra, khỏi phải tìm đâu xa: “Trước khi Ðảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: ‘Ðảng CS Liên Xô đại diện cho ai?’”
Kết quả là, có 7% số người trả lời rằng Ðảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô , 4% nói Ðảng đại diện cho công nhân, và 11% nghĩ Ðảng đại diện cho toàn thể đảng viên. Nếu Ðảng không đại diện cho dân chúng, cũng không đại diện cho quyền lợi đảng viên và các công nhân; vậy họ là cái gì? Bài số 2 trong Hồ Sơ kể: “Có tới 85% số người được hỏi trả lời rằng: Ðảng CS Liên Xô đại diện cho các quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.” Ðó là những người gọi là nomenclatura, giai cấp đặc quyền, một đề tài được viết trong hai bài thuộc phần 4.
Bài “Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Ðảng CS Liên Xô” thuộc phần 2. Các tác giả đã viết về các biến chuyển từ thời Khrushchev phủ nhận toàn bộ Stalin, tiến tới phủ nhận Lenin, qua thời Brezhnev, vân vân, tới khi cộng sản tan rã. Nhờ các tác giả Hồ Sơ này, người đọc báo được biết từ năm 1961 ở Liên Xô “Chuyên chính vô sản không cần thiết nữa, Liên Xô là một nhà nước chuyên chính vô sản hiện nay đã biến thành nhà nước của toàn dân.” Qua các giai đoạn, có lúc tác giả Hồ Sơ phê bình Stalin làm đúng chủ nghĩa Marx, có lúc chê ông ta làm sai. Ít nhất, trong bài này người đọc thấy không phải bao giờ Ông Sít cũng đúng, như Hồ Chí Minh thường quả quyết!
Phần 3 là bài “Công tác tư tưởng và tác phong của Ðảng CS Liên Xô” mô tả cảnh sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi ý thức hệ. Thí dụ, Yakovlev viết: “Chủ nghĩa Marx đã chà đạp phong trào tiến tới dân chủ.” Tháng 1, 1987, Gorbachev gây ra một phong trào “ào ào, dấy lên như bão” đòi thẩm tra, xem xét lại, cho đến thanh toán toàn bộ Ðảng CS Liên Xô và lịch sử Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Gorbachev chính thức đưa ra “quan điểm mới” như “tính công khai, dân chủ hóa, đa nguyên hóa, đặt giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả, để thay thế một loạt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx.” Năm 1989, Liên Xô bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin trong trường học. Các tác giả Hồ Sơ viết: “Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa Báo, Tia Lửa và Tin Tức Moscow, dần dần bộc lộ bộ mặt thật của nó, phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Ðảng CS Liên Xô, phủ định chủ nghĩa xã hội.” Người đọc phải mừng cho các người làm báo ở Nga được sống với “bộ mặt thật” của họ, chứ không cần đeo mặt nạ đi ca ngợi, tô vẽ cho chủ nghĩa cộng sản nữa!
Khi các cơ sở truyền thông đổi chiều quay ra chống cộng sản, kết quả là họ được dân chúng hoan nghênh. Hồ Sơ kể thí dụ: “Tạp chí Thế Giới Mới nhờ đăng tiểu thuyết Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn mà lượng phát hành từ 420,000 bản tăng lên 2,500,000 bản. Tác phẩm này của Solzhenitsyn là tập tài liệu lên án chế độ tàn khốc cộng sản! Cùng lúc đó, “một số người một thời là danh nhân trong giới trí thức Liên Xô” như nhà kinh tế học Popov, nhà chính trị học Bolaski, nhà triết học Phlor, vân vân, đua nhau phê phán chế độ và thể chế của Liên Xô. Hàng triệu lần lặp đi lặp lại rằng Ðảng Cộng Sản Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thất bại, trong khi đó “không còn ai đứng lên để bảo vệ Ðảng Cộng Sản và chủ nghĩa xã hội.” Người đọc nào cũng phải hiểu: Trừ khi nghĩ cả nước Nga toàn người ngu đần, quả tình Chủ Nghĩa Xã Hội không có gì đáng bảo vệ!
Phần thứ 4 của Hồ Sơ gồm 2 bài nói về tầng lớp đặc quyền Nomenclatura từ thời Brezhnev cho tới Gorbachev, có lẽ là phần lý thú nhất. Ðọc những hàng chữ mô tả sau đây, người đọc nào cũng thấy cảnh Liên Xô thời xưa sao giống cảnh Việt Nam bây giờ đến thế: “Con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Ðặc quyền còn có thể trở thành ‘lá bùa hộ mệnh’ để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở.”
Thêm nữa: “Ðể bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Ðảng, toàn xã hội.” Trong bài có kể các chi tiết về những vụ buôn lậu (kim cương), xuất cảng lậu (trứng cá hồi, caviar, mà các tác giả viết là cavian), cảnh trong căn nhà của Gorbachev (người đọc liên tưởng đến cảnh trong nhà của Lê Khả Phiêu, tuy Việt Nam nghèo hơn Nga). Ðó là những cảnh mục nát vì tham nhũng, lộng quyền mà người Việt Nam đã biết cả rồi. Câu kết luận có tính cách cảnh báo: “Khi Ðảng Cộng Sản Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ.” Nghe câu này, người Việt Nam nào cũng cảm thấy hả dạ! Ðây là một lời cảnh cáo hay tiên tri?
Phần đáng chú ý nhất, có lẽ quan trọng nhất trong Hồ Sơ, trong phần 4, là đoạn mô tả nước Nga chuyển tiếp từ cộng sản sang tư bản. Vì nó cũng giống hệt như cảnh đang diễn ra ở Việt Nam, mặc dù đảng cộng sản nước ta vẫn đeo cái mặt nạ “xã hội chủ nghĩa.”
Cuộc cải tổ kinh tế chính trị ở Nga “là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.” Nhân danh đổi mới, trong Hồ Sơ viết: “tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới.”
Xin đọc rõ hơn để xem đây là cảnh ở Nga hay ở Việt Nam: Tầng lớp đặc quyền quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân không đủ, họ còn “muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước.”
Cho nên sau khi Liên Xô sập rồi, “trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Ðảng, chính quyền.” Các tác giả Hồ Sơ biết hài hước, trích lời một kinh tế gia Mỹ David Code: “Ðảng cộng sản Liên Xô là đảng chính trị duy nhất làm giàu qua đám tang của chính mình.”
Phần 5 của Hồ Sơ mới bắt đầu tuần này với bài “Những vi phạm về nguyên tắc xây dựng Ðảng.” Bài đầu tiên kể lại lịch sử từ thời Lenin qua Stalin. Trái với quan điểm của Hồ Chí Minh coi Stalin như thánh sống, các tác giả Hồ Sơ phê phán ông Sít rất nặng nề, coi như ông ta đã vi phạm nhiều nguyên tắc. Thí dụ, dưới thời ông Sít “Ủy Ban Giám Sát chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ chức cấp dưới, không thể giám sát cơ quan mỹ kim,… bản thân cơ quan giám sát được giao trọng trách điều tra, xử lý chủ nghĩa quan liêu lại cũng bị nhiễm căn bệnh quan liêu… Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ diễn ra ngày càng nhiều,” vân vân.
Sau khi đọc những bài trong loạt Hồ Sơ này chúng ta thấy Ðảng Cộng Sản Liên Xô không hề bị ai tấn công, mà đã tự nổ ra từ bên trong! Những nguyên nhân đưa tới vụ bùng nổ này là chế độ tham nhũng, đặc quyền khiến toàn dân chán ghét, kể cả các đảng viên cộng sản. Làm sao để tránh? Muốn tránh, phải đi theo chính sách cũ, độc tài triệt để, không chấp nhận dân chủ tự do. Nhưng điều này rất khó. Vì giai cấp đặc quyền sẽ bị dân chán ghét quá rồi. Mà chính họ cũng tìm kế thoát thân bằng con đường tự tư sản hóa, mà không sợ mất các đặc quyền!
Chắc chắn trong các bài tiếp theo, các tác giả Hồ Sơ sẽ tìm cách chứng tỏ họ vẫn trung thành với đảng cộng sản, vẫn quyết tâm bảo vệ chủ nghĩa Mác, vân vân. Nhưng qua những bài kể đã đăng, chúng ta thấy họ đã cố tình cho thấy khi chủ nghĩa cộng sản hết thời, thì ngay tại nước Nga, bọn “chiếm đặc quyền nomenclatura” đã tìm cách “tiến tới chủ nghĩa tư bản” cho chính họ và con cháu họ. Ðó là một lời cảnh báo cho toàn thể mọi người Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận một cảnh tương tự như vậy tiếp tục diễn ra tại nước ta hay không?
Các tác giả loạt bài Hồ Sơ này viết rất công phu. Tuy nhiên họ không thực sự viết lịch sử cho nên đã lựa chọn các chi tiết thích hợp với ý kiến của họ, bỏ qua các điều quan trọng khác. Thí dụ, Hồ Sơ không nói gì về tình trạng nguy kịch của kinh tế Nga khiến cho giới lãnh đạo Cộng Sản Liên Xô không có đường nào khác ngoài việc tháo gỡ toàn thể bộ máy làm lại từ đầu. Có lúc Hồ Sơ cũng viết nhầm tên, hoặc nói Khrushchev qua đời khi còn đương tại chức, thực ra ông ta bị cất chức năm 1964 trước khi chết vào năm 1971.
CHÚNG TA SẼ LÀM HẾT SỨC MÌNH ĐỂ GIẢI CỨU 85 TRIỆU ĐỒNG BÀO VN KHỐN KHỔ ĐANG DỞ SỐNG DỞ CHẾT TRONG TÙ NGỤC BAO LA GỌI LÀ NHÀ NƯỚC CHXHCNVN.
LỜI TIÊN TRI CỦA NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ THANH HẰNG “CSVN” SẼ XỤP ĐỔ TRONG THÁNG 10 NĂM NAY !!!
Có thể nào viết bài trên nhật báo Nhân Dân báo trước sự sụp đổ của đảng cộng sản trên hay không? Có thể nào viết ngay trên mặt báo đó vẽ ra quá trình sụp đổ của chế độ cộng sản được không? Có thể! Cả hai đều có thể làm được! Một cách là vừa viết vừa lách ghi lại một tài liệu về “Những bài học lịch sử từ sự sụp đổ của Ðảng Cộng sản Liên Xô.” Ðó là nhan đề loạt bài thuộc loại Hồ Sơ được đăng nhiều kỳ trên mạng báo Nhân Dân Ðiện Tử từ mấy tuần qua, nay vẫn chưa đăng hết.
Người đọc loạt bài này có thể đoán: Trong tờ báo “cơ quan chính thức của đảng cộng sản Việt Nam” chắc có nhiều người muốn đưa những thông tin đầy đủ hơn giúp cho độc giả biết rõ sự thật về sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Xô. Căn cứ vào các thông tin đó, người dân và các cán bộ sẽ tự suy diễn rằng ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu từ lâu rồi! Vì người đọc sẽ thấy tại Việt Nam đang diễn ra đầy đủ những triệu chứng suy đồi của đảng Cộng Sản Liên Xô trước khi tan rã. Nhìn cảnh Việt Nam bây giờ người ta thấy ngay cùng những căn bệnh đó thì không thuốc nào chữa khỏi!
Không những thế, những người viết Hồ Sơ này đã nhân cơ hội lấy cớ “viết lịch sử” để dẫn ra những lời người Nga từng kết án cả chủ nghĩa cộng sản lẫn thực tế của đảng cộng sản. Họ có thể công khai nhắc lại trên mặt báo Nhân Dân những lời người Nga đã nói về chế độ Xô Viết. Trên căn bản, họ cũng nói giống như lời ông Nguyễn Khắc Toàn hay bà Trần Khải Thanh Thủy đã viết; mà gần đây nhất là nhà văn Trần Mạnh Hảo viết bài lên án chế độ, trước hội nghị các nhà văn vừa qua! Nhắc lại các lời người Nga kết tội đảng ở Liên Xô là một cách nhắc nhở cho độc giả báo Nhân Dân biết những điều mà Nguyễn Khắc Toàn, Trần Mạnh Hảo, Trần Khải Thanh Thủy vạch ra chính là sự thật, Liên Xô ngày xưa cũng vậy! Ðây là một thủ đoạn rất khéo léo có tác dụng truyền bá những ý kiến lên án chế độ cộng sản nhưng lại đội dưới chiêu bài rút kinh nghiệm Liên Xô, làm như viết để bảo vệ chế độ cộng sản!
Chẳng hạn, Hồ Sơ đã thuật lời Gorbachev đánh giá chủ nghĩa Marx như thế này: “Trong toàn bộ những kết luận kinh tế cụ thể mà Marx dựa vào đó để xây dựng lâu đài thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học của ông không có cái nào được chứng thực trong thực tiễn.”
Phần 1 của mục Hồ Sơ này là bài, “Sự tan rã của Ðảng CS Liên Xô và Liên Bang Xô Viết.” Bài đầu giúp người đọc nhớ lại các biến cố đưa tới cảnh chấm dứt chế độ cộng sản ở Nga. Mặc dù tường thuật với quan điểm của đảng cộng sản, trút tội cho các cá nhân như Gorbachev, nhưng người đọc đủ thông minh cũng hiểu ý kiến và hành động của một cá nhân không thể nào làm đổ cả một đế quốc lớn như Liên Xô được. Chắc chắn phải có những nguyên nhân sâu xa. Thí dụ trong Hồ Sơ viết: Năm 1990 Cộng Sản Liên Xô họp đại hội lần thứ 28 thông qua tuyên bố có tính cương lĩnh “tiến tới xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo.” Ðọc điều này ai cũng phải hiểu là chủ nghĩa cộng sản thiếu tính nhân đạo và tại Liên Xô chưa hề có dân chủ! Vì cả một đại hội đảng phải quyết định làm cho chính họ dân chủ hơn và nhân đạo hơn!
Khi chế độ Xô Viết sập, Hồ Sơ trên cho biết bao nhiêu tài sản của Ðảng CS Liên Xô đều bị chính phủ Nga niêm phong và tịch thu. “Trong hồ sơ của Trung Ương hay của địa phương, đều không thấy ghi chép gì về việc đảng viên Ðảng Cộng Sản Liên Xô tập hợp lại một cách có tổ chức để tiến hành bất cứ một hoạt động phản đối quy mô lớn nào nhằm bảo vệ Khu ủy, Thành ủy hoặc Huyện ủy của mình.” Ðọc tới đây, người đọc nào cũng hiểu rằng gần 20 triệu đảng viên cộng sản không mấy người còn thiết tha bảo vệ đảng nữa? Tại sao? Tất nhiên không phải vì một anh Gorbachev nó bắt được 20 triệu người! Người Nga không phải đều ngu cả, đảng viên cộng sản Nga cũng không ngu. Thế thì tại sao họ thản nhiên nhìn chế độ cộng sản tan rã? Ai cũng biết câu trả lời!
Câu trả lời được loạt bài Hồ Sơ này dẫn ra, khỏi phải tìm đâu xa: “Trước khi Ðảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: ‘Ðảng CS Liên Xô đại diện cho ai?’”
Kết quả là, có 7% số người trả lời rằng Ðảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô , 4% nói Ðảng đại diện cho công nhân, và 11% nghĩ Ðảng đại diện cho toàn thể đảng viên. Nếu Ðảng không đại diện cho dân chúng, cũng không đại diện cho quyền lợi đảng viên và các công nhân; vậy họ là cái gì? Bài số 2 trong Hồ Sơ kể: “Có tới 85% số người được hỏi trả lời rằng: Ðảng CS Liên Xô đại diện cho các quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.” Ðó là những người gọi là nomenclatura, giai cấp đặc quyền, một đề tài được viết trong hai bài thuộc phần 4.
Bài “Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Ðảng CS Liên Xô” thuộc phần 2. Các tác giả đã viết về các biến chuyển từ thời Khrushchev phủ nhận toàn bộ Stalin, tiến tới phủ nhận Lenin, qua thời Brezhnev, vân vân, tới khi cộng sản tan rã. Nhờ các tác giả Hồ Sơ này, người đọc báo được biết từ năm 1961 ở Liên Xô “Chuyên chính vô sản không cần thiết nữa, Liên Xô là một nhà nước chuyên chính vô sản hiện nay đã biến thành nhà nước của toàn dân.” Qua các giai đoạn, có lúc tác giả Hồ Sơ phê bình Stalin làm đúng chủ nghĩa Marx, có lúc chê ông ta làm sai. Ít nhất, trong bài này người đọc thấy không phải bao giờ Ông Sít cũng đúng, như Hồ Chí Minh thường quả quyết!
Phần 3 là bài “Công tác tư tưởng và tác phong của Ðảng CS Liên Xô” mô tả cảnh sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi ý thức hệ. Thí dụ, Yakovlev viết: “Chủ nghĩa Marx đã chà đạp phong trào tiến tới dân chủ.” Tháng 1, 1987, Gorbachev gây ra một phong trào “ào ào, dấy lên như bão” đòi thẩm tra, xem xét lại, cho đến thanh toán toàn bộ Ðảng CS Liên Xô và lịch sử Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Gorbachev chính thức đưa ra “quan điểm mới” như “tính công khai, dân chủ hóa, đa nguyên hóa, đặt giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả, để thay thế một loạt nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx.” Năm 1989, Liên Xô bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx-Lenin trong trường học. Các tác giả Hồ Sơ viết: “Một số tờ báo và tạp chí đặc biệt cấp tiến như Họa Báo, Tia Lửa và Tin Tức Moscow, dần dần bộc lộ bộ mặt thật của nó, phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Ðảng CS Liên Xô, phủ định chủ nghĩa xã hội.” Người đọc phải mừng cho các người làm báo ở Nga được sống với “bộ mặt thật” của họ, chứ không cần đeo mặt nạ đi ca ngợi, tô vẽ cho chủ nghĩa cộng sản nữa!
Khi các cơ sở truyền thông đổi chiều quay ra chống cộng sản, kết quả là họ được dân chúng hoan nghênh. Hồ Sơ kể thí dụ: “Tạp chí Thế Giới Mới nhờ đăng tiểu thuyết Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn mà lượng phát hành từ 420,000 bản tăng lên 2,500,000 bản. Tác phẩm này của Solzhenitsyn là tập tài liệu lên án chế độ tàn khốc cộng sản! Cùng lúc đó, “một số người một thời là danh nhân trong giới trí thức Liên Xô” như nhà kinh tế học Popov, nhà chính trị học Bolaski, nhà triết học Phlor, vân vân, đua nhau phê phán chế độ và thể chế của Liên Xô. Hàng triệu lần lặp đi lặp lại rằng Ðảng Cộng Sản Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thất bại, trong khi đó “không còn ai đứng lên để bảo vệ Ðảng Cộng Sản và chủ nghĩa xã hội.” Người đọc nào cũng phải hiểu: Trừ khi nghĩ cả nước Nga toàn người ngu đần, quả tình Chủ Nghĩa Xã Hội không có gì đáng bảo vệ!
Phần thứ 4 của Hồ Sơ gồm 2 bài nói về tầng lớp đặc quyền Nomenclatura từ thời Brezhnev cho tới Gorbachev, có lẽ là phần lý thú nhất. Ðọc những hàng chữ mô tả sau đây, người đọc nào cũng thấy cảnh Liên Xô thời xưa sao giống cảnh Việt Nam bây giờ đến thế: “Con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Ðặc quyền còn có thể trở thành ‘lá bùa hộ mệnh’ để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở.”
Thêm nữa: “Ðể bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Ðảng, toàn xã hội.” Trong bài có kể các chi tiết về những vụ buôn lậu (kim cương), xuất cảng lậu (trứng cá hồi, caviar, mà các tác giả viết là cavian), cảnh trong căn nhà của Gorbachev (người đọc liên tưởng đến cảnh trong nhà của Lê Khả Phiêu, tuy Việt Nam nghèo hơn Nga). Ðó là những cảnh mục nát vì tham nhũng, lộng quyền mà người Việt Nam đã biết cả rồi. Câu kết luận có tính cách cảnh báo: “Khi Ðảng Cộng Sản Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ.” Nghe câu này, người Việt Nam nào cũng cảm thấy hả dạ! Ðây là một lời cảnh cáo hay tiên tri?
Phần đáng chú ý nhất, có lẽ quan trọng nhất trong Hồ Sơ, trong phần 4, là đoạn mô tả nước Nga chuyển tiếp từ cộng sản sang tư bản. Vì nó cũng giống hệt như cảnh đang diễn ra ở Việt Nam, mặc dù đảng cộng sản nước ta vẫn đeo cái mặt nạ “xã hội chủ nghĩa.”
Cuộc cải tổ kinh tế chính trị ở Nga “là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.” Nhân danh đổi mới, trong Hồ Sơ viết: “tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới.”
Xin đọc rõ hơn để xem đây là cảnh ở Nga hay ở Việt Nam: Tầng lớp đặc quyền quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân không đủ, họ còn “muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước.”
Cho nên sau khi Liên Xô sập rồi, “trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Ðảng, chính quyền.” Các tác giả Hồ Sơ biết hài hước, trích lời một kinh tế gia Mỹ David Code: “Ðảng cộng sản Liên Xô là đảng chính trị duy nhất làm giàu qua đám tang của chính mình.”
Phần 5 của Hồ Sơ mới bắt đầu tuần này với bài “Những vi phạm về nguyên tắc xây dựng Ðảng.” Bài đầu tiên kể lại lịch sử từ thời Lenin qua Stalin. Trái với quan điểm của Hồ Chí Minh coi Stalin như thánh sống, các tác giả Hồ Sơ phê phán ông Sít rất nặng nề, coi như ông ta đã vi phạm nhiều nguyên tắc. Thí dụ, dưới thời ông Sít “Ủy Ban Giám Sát chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ chức cấp dưới, không thể giám sát cơ quan mỹ kim,… bản thân cơ quan giám sát được giao trọng trách điều tra, xử lý chủ nghĩa quan liêu lại cũng bị nhiễm căn bệnh quan liêu… Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ diễn ra ngày càng nhiều,” vân vân.
Sau khi đọc những bài trong loạt Hồ Sơ này chúng ta thấy Ðảng Cộng Sản Liên Xô không hề bị ai tấn công, mà đã tự nổ ra từ bên trong! Những nguyên nhân đưa tới vụ bùng nổ này là chế độ tham nhũng, đặc quyền khiến toàn dân chán ghét, kể cả các đảng viên cộng sản. Làm sao để tránh? Muốn tránh, phải đi theo chính sách cũ, độc tài triệt để, không chấp nhận dân chủ tự do. Nhưng điều này rất khó. Vì giai cấp đặc quyền sẽ bị dân chán ghét quá rồi. Mà chính họ cũng tìm kế thoát thân bằng con đường tự tư sản hóa, mà không sợ mất các đặc quyền!
Chắc chắn trong các bài tiếp theo, các tác giả Hồ Sơ sẽ tìm cách chứng tỏ họ vẫn trung thành với đảng cộng sản, vẫn quyết tâm bảo vệ chủ nghĩa Mác, vân vân. Nhưng qua những bài kể đã đăng, chúng ta thấy họ đã cố tình cho thấy khi chủ nghĩa cộng sản hết thời, thì ngay tại nước Nga, bọn “chiếm đặc quyền nomenclatura” đã tìm cách “tiến tới chủ nghĩa tư bản” cho chính họ và con cháu họ. Ðó là một lời cảnh báo cho toàn thể mọi người Việt Nam. Chúng ta có chấp nhận một cảnh tương tự như vậy tiếp tục diễn ra tại nước ta hay không?
Các tác giả loạt bài Hồ Sơ này viết rất công phu. Tuy nhiên họ không thực sự viết lịch sử cho nên đã lựa chọn các chi tiết thích hợp với ý kiến của họ, bỏ qua các điều quan trọng khác. Thí dụ, Hồ Sơ không nói gì về tình trạng nguy kịch của kinh tế Nga khiến cho giới lãnh đạo Cộng Sản Liên Xô không có đường nào khác ngoài việc tháo gỡ toàn thể bộ máy làm lại từ đầu. Có lúc Hồ Sơ cũng viết nhầm tên, hoặc nói Khrushchev qua đời khi còn đương tại chức, thực ra ông ta bị cất chức năm 1964 trước khi chết vào năm 1971.
CHÚNG TA SẼ LÀM HẾT SỨC MÌNH ĐỂ GIẢI CỨU 85 TRIỆU ĐỒNG BÀO VN KHỐN KHỔ ĐANG DỞ SỐNG DỞ CHẾT TRONG TÙ NGỤC BAO LA GỌI LÀ NHÀ NƯỚC CHXHCNVN.
LỜI TIÊN TRI CỦA NHÀ NGOẠI CẢM PHAN THỊ THANH HẰNG “CSVN” SẼ XỤP ĐỔ TRONG THÁNG 10 NĂM NAY !!!
Chủ nghĩa cộng sản đây rồi!
Michael Lang
Trong thời buổi lộn xộn hiện nay, những kẻ không ưa chủ nghĩa xã hội cứ bảo: Ta nói tiến lên chủ nghĩa xã hội nhưng chẳng biết nó là cái chi, mặt mũi ra răng, bao nhiêu năm toàn đi mò mẫm!
Tui thì tui nói hổng phải dzậy. Không những chỉ là chủ nghĩa xã hội, mà chúng ta đã từng biết cả mặt mũi chủ nghĩa cọng sản rồi. Cái “mô hình” của nó đã từng có trên đất nước ta.
Đứa là khi tại Thanh Hóa có cái hợp tác xã Định Công, hình như ở huyện Yên Định thì phải. Ở đó, chánh quyền quyết định: cả xã là một hợp tác xã. Rứa là lớn lắm, gần bằng nông trang tập thể ở Liên Xô nhé. Xã quyết định là phải bỏ cái kiểu ở lẻ tẻ manh mún như bao đời nay, huy động người dựng nhà dãy san sát nhau ở trên đồi, cứ dăm chục hộ chi đó thì đào cho một giếng nước chung. Ở đầu mỗi dãy nhà treo một cái kẻng làm bằng vỏ trái bom mà máy bay Mỹ ném xuống không nổ. (Răng mà bọn đế quốc ngu rứa, ném cả bom không nổ để dân ta có cái xây dựng chủ nghĩa cọng sản, he he!) Đến giờ thức dậy, cho người gõ kẻng báo, tất cả dậy. Đi làm – gõ kẻng, tất cả ra đồng. Nấu ăn – gõ kẻng, nhà mô nhà nớ phải đồng loạt nổi lửa. Ăn cũng rứa, thực hiện đồng loạt.Và tất nhiên là đi ngủ cũng theo kẻng.
Nhưng mà phá nhà cũ lên đồi ở để làm chi? Đó là vì cái mục đích tăng diện tích đất trồng trọt. Có rứa thì mới tăng được sản lượng, tăng di-đi-pi, mới vượt được các nước tư bản chớ!
Đứa là vào khoảng năm 1977. Tui còn nhớ, mô hình nầy đã được cố đồng chí tổng bí thơ lúc bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt. Đồng chí đã về thăm Định Công. Và tại đó, đồng chí đã vỗ đùi tuyên bố: “Chủ nghĩa cọng sản đây rồi!” và ra quyết định nhân rộng mô hình. Bà con bấy giờ mới biết mình đang ở ngưỡng cửa thiên đường! (Trước đó một năm, đồng chí cũng đã tuyên bố: “Đến năm 80 thì dân ta muốn khỗ cũng không được khỗ.”)
Vào thời đó, còn có vài nơi khác cũng đã gần được như rứa. Ở Nghệ An có anh bí thơ Trương Kiện. Ảnh từng tuyên bố: “Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng một mo cơm, một quả cà và một tấm lòng cọng sản!” Câu tuyên bố nầy đã được báo chí nhà nước đăng trang trọng trên đầu trang nhất. Mà không chỉ nói, ảnh đã huy động cả tỉnh đi đào đắp công trình thủy lợi Vách Bắc (mà về tác dụng của nó thì dân vùng đó cứ dè bỉu là hạn nơi cần tưới, ngập nơi cần tiêu). Quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội của ảnh cao đến mức 29 Tết ảnh vẫn chưa cho dân làm thủy lợi về nhà, dẫn đến vụ một cái cống lớn bị sập, vùi lấp hàng trăm nhân mạng.
Đáng tiếc là vào những năm sau đó, không biết vì cớ chi người ta bỏ những mô hình này. Rứa là dân ta mất hướng, không còn hình dung ra xã hội cọng sản nữa. Nước ta bước lùi lại thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, rồi lùi tiếp một bước nữa: tạm xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã, bao giờ thật mạnh mới chính thức xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng cũng còn may là các đồng chí lãnh đạo vẫn luôn luôn dạy phải kiên định lập trường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mấy năm gần đây, Triều Tiên nổi lên như một ngôi sao trên bầu trời chánh trị quốc tế. Hết đồng chí Ỉn lại đến đồng chí Ủn liên tiếp làm cho đế quốc Mỹ và Hàn Quốc khốn đốn. Bao nhiêu năm qua, chính chúng ta cũng cứ tưởng Triều Tiên chậm phát triển, bây giờ nghe đài Triều Tiên mới thấy té ra họ đang xây dựng một quốc gia hùng cường với một quân đội bách chiến bách thắng. Tui bỗng hiểu ra: Chủ nghĩa cọng sản kia rồi!
Đáng tiếc là trong hàng chục niên, lợi dụng chiêu bài đổi mới, “đa phương hóa, đa dạng hóa” các mối quan hệ quốc tế, một nhóm người có thế lực nhưng “ suy thoái tư tưởng” đã đưa nước ta xích lại với kẻ thù Nam Hàn mà gần như lãng quên mối quan hệ với những người đồng chí Bắc Hàn (tức Triều Tiên). May mà gần đây, các đồng chí lãnh đạo lại đang tìm cách thắt chặt trở lại quan hệ với những người anh em trên tinh thần “quốc tế vô sản”.
Mong sao ta học tập được Triều Tiên và “phát huy” trở lại các mô hình Định Công, Vách Bắc,… để trong mấy năm nữa ta lại có thể tuyên bố (trước sự thèm thuồng ghen tị của bọn Mỹ, Nhật, Hàn,…): Chủ nghĩa cọng sản đây rồi!
Saturday, April 27, 2013
Xã hội dân sự trong các chế độ cộng sản đang đổi mới: Logic xuất hiện ( BÀI 5)
Lâm Yến dịch
Bình thường hoá cộng sản
Trotsky, Stalin, Hitler, Mao, và Pol Pot; mỗi người trong bọn họ đều hiểu được các nguy cơ mà quá trình bình thường hoá sau cách mạng sẽ gây ra cho các mục tiêu toàn trị. Mỗi người đưa ra một phương pháp giải độc: Trotsky rao giảng về cách mạng toàn cầu; Stalin thể chế hoá các cuộc thanh trừng quy mô lớn; [1] Hitler chuẩn bị và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược; Mao kêu gọi một cuộc cách mạng văn hóa; Pol Pot huỷ diệt có hệ thống chính người dân của mình. Nên làm rõ ở đây rằng áp lực bình thường hoá không đến từ một xã hội dân sự kiên cường -cái mà tiếng nói của nó phải được lắng nghe- hay từ thách thức hiện đại hoá đến từ các địch thủ toàn cầu. Để chắc chắn, quá trình bình thường hoá thời kỳ sau-Stalin diễn ra trong bối cảnh toàn cầu được khắc hoạ bởi hai điểm mới. Thứ nhất là chiến tranh hạt nhân-không phải loại chiến tranh thích hợp để làm hồi sinh nhiệt tình cách mạng đã phai nhạt. Thứ hai là sự gia tốc của công nghệ và sự vượt xa về kinh tế của phương Tây. Cả hai thuyết phục chủ nghĩa cộng sản hình thành động cơ "bắt kịp" trong điểm nhấn về ý thức hệ-quân sự mới. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu cho rằng bối cảnh quốc tế là yếu tố quan trọng nhất khi xác định các tham số và khảo sát các biểu hiện của quá trình bình thường hoá. Thay vào đó, các yếu tố quyết định là sự dịch chuyển các quan hệ quyền lực trong logic cứng của hệ thống toàn trị.
Sự cố kết cách mạng giữa các lãnh tụ với lực lượng cán bộ-hòn đá tảng của tính chính đáng từ bên trên-là cái khó đạt được và cũng khó duy trì. Thay vào đó, xung đột là cái khó tránh khỏi giữa các lãnh tụ tận tụy với sự trong sáng cách mạng và đội ngũ nhân viên ngày càng bận bịu với nhiệm vụ thế tục. Bình thường hoá, theo mô tả của Weber, là một kết quả của sự xung đột lưỡng bại câu thương này. Và, mỉa mai thay, các lãnh đạo và đội ngũ cán bộ thường hình thành các quan hệ ít xung đột và nhiều tính tương hỗ hơn chính trong quá trình bình thường hoá. Tuy nhiên, cũng như với sự chuyển đổi từ các nền chuyên chế phong kiến độc đoán sang chuyên chế quan liêu, [2] sự tương hỗ dẫn đến thắng lợi của đội ngũ cán bộ và nền thể chế chính thống của họ. Nó không mang lại sự hội tụ với các mô hình phát triển và chính đáng hoá kiểu phương Tây, cho dù là mô hình chuyên chế [kiểu phương Tây].
Bình thường hoá không đem lại sự lột xác các nhà nước cộng sản thành các nền độc tài-hướng tới-phát triển. Với toàn bộ sự tập trung của họ vào việc đuổi kịp, và với mọi nỗ lực của họ nhằm nới lỏng tấm áo khoác Nga chật cứng và hướng sự chú ý của họ vào tình trạng chậm tiến trong nước mình, [3] các chế độ Đông Âu vẫn nghĩ theo cách bắt kịp và thay thế các mô hình phương Tây. Đến lượt nó, sự tái xác nhận về các mục tiêu tập thể và toàn cầu này đòi hỏi sự xác nhận giống nhau về sự siêu việt mang tính di truyền và bản sắc độc đáo của chủ nghĩa cộng sản. Và trong trường hợp các quốc gia cộng sản vệ tinh, nó đòi hỏi một nỗ lực được chỉ đạo nhịp nhàng nhằm diệt tận gốc, phủ nhận, hoặc xuyên tạc nếu cần thiết, lịch sử quốc gia và các tư liệu về nó. Phần lớn trong số này [được thực hiện một cách] khéo léo, hợp lý giả tạo và vô lương tâm. Vẫn những bí ẩn cộng sản không thể thay đổi này tiếp tục tồn tại-ngay cả sau thời kỳ phi-Stalin- hoá và cả khi các bí ẩn này đã đượm vẻ thế tục. [4] Hơn nữa, không phải mục tiêu cạnh tranh hoà bình với phương Tây đã định hình lộ trình kinh tế công nghiệp. Thay vào đó, là sự đầu tư vào quân sự và sự chuẩn bị sẵn sàng về hạt nhân, cộng thêm với mẫu hình hợp tác phụ thuộc giữa các quốc gia vệ tinh và [nhà nước] cầm đầu, hướng tới các quan tâm về siêu cường kinh tế-quân sự.
Bình thường hoá có nghĩa là sự kết thúc của chuỗi kinh hoàng Stalinist và [sự khởi đầu của] giai đoạn mà các hành vi của giới cầm quyền cộng sản trở nên dễ phỏng đoán hơn, [5] nhưng nó không có nghĩa là sự tương đối hoá Đảng Cộng sản. [6] Điều này sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu không có sự thu hẹp nghiêm trọng các mục tiêu toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản (chỉ diễn ra trong phần sau của thập kỷ 80) và đi kèm là nền kinh tế tập trung được lái theo hướng đáp ứng những mục tiêu đó. Ngược lại, bình thường hoá đánh dấu thắng lợi cuối cùng của Đảng trước sự chuyên quyền của các lãnh tụ thuyết Cứu thế (salvationist leaders) và vì thế, sự độc đoán hoá [7] việc cai trị đã trở thành thường lệ. Hơn thế, Đảng đã không đi tìm một cách lý giải mới mang tính duy lý-hợp pháp cho sự cai trị của họ. Luật pháp vẫn bị nhìn nhận [như là một] công cụ cai trị. [8] Và tính chính đáng của Đảng vẫn không phụ thuộc vào bảng thành tích lãnh đạo của nó (một bảng thành tích mà trong nhiều sự kiện nó vẫn còn là quan toà phán xét); thay vào đó, tính chính đáng vẫn đến từ các bí ẩn-có thể đã bị phàm tục hoá, nhưng vẫn được quả quyết một cách ngạo mạn-về tính siêu việt trong nhận thức vốn có. Tuy nhiên, ngay cả những người trong giai cấp chính trị có thể đã bắt đầu có những nghi vấn (như một số người gần đây ở Đông Âu) vẫn bị ép buộc phải bảo vệ bí mật chính thức (do các sức ép từ bên ngoài và cũng thông qua các cơ chế phủ nhận). [9] Vì thế, sự chiếm hữu, bất khả tín, đặc quyền đặc lợi và [quan hệ] qua lại giữa các lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chỉ là các đặc điểm nổi lên của một nomen-klaturas mới. [10] Việc Brezhnev kêu gọi giành sự tin tưởng và bảo vệ đội ngũ cán bộ đã nêu bật lên được cốt lõi của hiện tượng bình thường hoá.
Bình thường hoá, dưới con mắt của các công dân, không có nghĩa sẽ đem lại sự giải phóng, chứ đừng nói đến dân chủ hoá. Sự giải phóng đòi hỏi những thay đổi chính thức trong các thể chế và thủ tục nhất định nhằm đặt lại câu hỏi về chủ quyền của công chúng: ai sẽ chính đáng hoá ai? Sẽ cần đến các phương pháp để xác nhận lại nguyên tắc pháp quyền (rule of law), để cho phép một mức tranh cử và cạnh tranh thể chế đến các cương vị quyền lực nhất định, để làm mạnh các thể chế đại diện, để mở rộng tự do dân sự, để buộc giới hành chính phải cởi mở hơn và khả tín hơn. [11] Sự giải phóng luôn tạo ra những thoả hiệp: các nền độc tài mềm mỏng đã cởi mở để kiên nhẫn hơn, nhưng vẫn để các nguồn gốc về tính chính đáng của mình trong nghi hoặc. Tuy nhiên, quá trình bình thường hoá cộng sản không bao giờ có ý định để xứng đáng với tính chính đáng và chủ quyền [chân chính]. Nó được thiết kế để đem lại một nền tảng mới vững chắc hơn cho các Đảng Cộng sản; cái mà những người đầy nhiệt huyết và có sức thu hút quần chúng của học thuyết Stalin đã làm mất thăng bằng. Nếu quá trình bình thường hoá đòi hỏi một quan hệ mới và bền vững hơn với công dân, thì nó sẽ đòi hỏi quan hệ qua lại (hay theo cách nói của Feher, là chế độ gia trưởng) chứ không phải sự giải phóng. [12]
Các giới hạn của chế độ gia trưởng, như lời Feher miêu tả, là rất rõ ràng. Để đổi lấy sự chấm dứt những cơn ác mộng của quá khứ và cho một cuộc sống dễ đoán định và dễ chịu hơn, công dân phải dâng hiến [cho Đảng] sự vâng lời về mặt chính trị. Trong con mắt của các chế độ cộng sản, sự bảo vệ được mua với cái giá là các quyền chính trị và dân sự. [13] Không có giải phóng, không có những hình thái đơn giản nhất của pháp quyền, công dân không có quyền gì hơn là thỉnh cầu sự thăng tiến. Họ được "đề bạt" lên chức con dân của vị trưởng thượng toàn năng, và có thể có lòng thương người. Vị trưởng thượng này vẫn tiếp tục là quan toà tuyệt đối về các động cơ và các hành vi thiếu nhất quán của ông ta. Hơn thế, vì con dân là những kẻ nhược tiểu, nhà nước thường có khuynh hướng xác định cho họ một số lựa chọn sống ít ỏi -trong công việc, tiêu dùng và tiện nghi.
Tuy nhiên, mặc cho sự tự tin đến đâu, quá trình bình thường hoá đã đem đến cùng với nó nhiều trục trặc và căng thẳng trong tấm áo giáp về tính chính đáng của cộng sản. Cả chế độ gia trưởng và [nhu cầu] đuổi kịp phương Tây đã đem lại một tiêu chuẩn thay thế về tính chính đáng: đó là cam kết về bảng thành tích vật chất, tức là, cam kết về một sự đổi thay có thể nhìn thấy. Để chắc chắn, nomenklaturas cộng sản tiếp tục công khai khẳng định tính bất khả sai về mặt nhận thức. Nhưng việc ngày càng nhiều người từ bỏ ngôn ngữ Cứu thế và việc chấp nhận những mục tiêu tầm trung thế tục hơn đã mở ra con đường cho các công dân thông tuệ hơn [có thể] xác minh xem những mục tiêu đó đã được thực hiện chưa. Sự thực rằng những mục tiêu này không thể nào đạt được trong thời gian gần sẽ nhanh chóng trở nên hiển nhiên.
Thực ra, bình thường hoá diễn ra hoàn toàn khớp với thờì điểm cạn kiệt của giai đoạn năng động trong sự phát triển kinh tế-quân sự của cộng sản: giai đoạn "băng chuyền lắp ráp" công nghiệp hoá thành công, sâu sắc và được nhìn nhận hạn hẹp. Sự phát triển kinh tế tiếp theo đòi hỏi nhiều bí quyết công nghệ phức tạp hơn và sự cộng tác tự nguyện của nhiều chuyên gia được đào tạo tốt hơn. Tuy nhiên, triển vọng đạt đến mức độ này tỏ ra mờ mịt, khi mà lãnh đạo cộng sản không muốn tiến hành những bước cải cách dũng cảm hơn, thậm chí đe doạ về mặt chính trị, vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường hoá. Vì vậy, chính khi công chúng trở nên ngày càng nghi kỵ hơn, việc giải thích sẽ khó khăn hơn, chứ đừng nói gì đến phủ nhận những thất bại chồng chất. Gianfranco Poggi đã nắm bắt thành công những khó khăn đang xuất hiện trong các nhà nước cộng sản khi họ muốn nhào nặn cảm xúc của công chúng:
"Trong khi nhà nước kiểu Soviet cam kết có thành công về kinh tế, nó lại bị đày đoạ trong sự thất bại kinh tế ở mọi mức độ, vì bảng thành tích kinh tế của nó bị đo lường trong tương quan với các nền kinh tế tư bản tiến bộ... Sự nghiêm trọng của mâu thuẫn này càng trở nên rõ ràng một khi người ta nhận ra rằng cụm từ "mọi mức độ" không cho phép một lối thoát nào. Có 3 lý do mà nhà nước Soviet không thể không so sánh mình với các nền kinh tế tư bản hàng đầu: vì quan hệ bền chặt giữa khả năng công nghiệp-công nghệ với sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội; vì một xã hội tự nhìn nhận mình (như xã hội Soviet đã làm) như một mẫu hình của sự phát triển xã hội phổ quát, thì ít ra xã hội đó cũng phải tự duy trì được bảng thành tích kinh tế; và vì đã từ quá lâu, nhà nước Soviet đã bán mình cho toàn bộ công dân của đất nước bằng lời hứa hẹn sẽ đuổi kịp và vượt qua điều kiện sống của các nước tư bản phát triển. (Thuật ngữ "đã từ quá lâu" được dùng với dụng ý, vì nó chỉ ra một mâu thuẫn nữa. Tôi vừa muốn diễn đạt rằng những lời hứa ấy đã được đưa ra quá lâu để những người được hứa hẹn có thể tin; và rằng nó được đưa ra quá lâu để những người hứa hẹn có thể rút lại.) [14]
Không có điểm nào trong số này hàm ý rằng quá trình bình thường hoá sau-Stalin lại phải đối mặt với đe doạ trực tiếp từ công chúng. Sự đối lập giữa hai nguyên tắc về tính chính đáng -một từ bên trên, và cái còn lại từ bảng thành tích vật chất và vì thế chịu sự phán xét của công chúng- đã được giải quyết đơn giản bằng cách đàn áp bất đồng dưới danh nghĩa của nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc chặn trước. Điều này cũng áp dụng cho Đông Âu không kém hơn ở Liên Xô. Hẳn nhiên, sự khẳng định về tính chính đáng của Đông Âu dựa trên nền tảng kém bền vững hơn nhiều: trước hết, chủ nghĩa cộng sản bị áp đặt chủ yếu từ bên ngoài; thứ hai, việc tồn tại các nguồn gốc phụ khác về tính chính đáng, mang đặc trưng quốc gia, dựa trên chủ nghĩa dân tộc hay các thành tựu hoặc truyền thống địa phương, hoặc phần lớn giả bộ hoặc khó chuyển lậu qua học thuyết Soviet về chủ quyền hạn chế. Tuy nhiên, chừng nào mà sự giám hộ của Soviet vẫn còn, thì chừng đó các chế độ ở Đông Âu vẫn ảm đạm bám víu vào viễn tưởng về tính chính đáng cộng sản và, được che chắn bởi viễn tưởng có kiểm soát, vẫn phản ứng lại với bất đồng bằng sự đàn áp đầy phẫn nộ.
Với những đặc điểm của quá trình bình thường hoá cộng sản và tính chính đáng như thế, xã hội dân sự đã tồn tại như thế nào?
Xã hội dân sự dưới chế độ cộng sản
Xã hội dân sự đã bất ngờ trở thành nhân vật chính trong cuộc chuyển đổi ở Đông Âu - bất ngờ ở hai lý do [15] . Một là, những quá trình chuyển đổi từ các nền độc tài phương Tây cho thấy xã hội dân sự thường chỉ đóng vai trò thứ yếu trong tiến trình dân chủ hoá, cái vốn bắt nguồn từ trong chính nền độc tài. Thứ hai, vì sự tồn tại của một xã hội dân sự thường mâu thuẫn sâu sắc với học thuyết cộng sản, nên không giống như các nền độc tài phương Tây, chủ nghĩa cộng sản đáng lẽ ra phải không chừa một chỗ dung thân nào cho xã hội dân sự.
Dù vậy, trong nhiều năm, các nhà khoa học xã hội Đông Âu, phần lớn là các nhà bất đồng chính kiến, đã rất quan tâm đến số phận của xã hội dân sự trong giai đoạn bình thường hoá. Họ phân biệt giữa các mục tiêu trên giấy của chủ nghĩa toàn trị và những thành quả thực tế của toàn trị; tức là, chủ nghĩa toàn trị như là một loại hình lý tưởng không được phép nhầm lẫn với những phiên bản thực tế rất đa dạng của nó. Cũng như chủ nghĩa toàn trị, với tư cách là một cấu trúc chính trị thuần tuý, không có khả năng dự đoán cách mà các tiến trình xã hội sẽ phản ứng với thực tiễn chính trị- đây đúng ra là một vấn đề thực nghiệm. [16]
Nhiều nhà phân tích Đông Âu [17] lập luận rằng tuyên bố của chủ nghĩa toàn trị về độc quyền tư tưởng, cùng với nhận thức sai lạc về hiện thực đang ngày càng tồi tệ, đã và đang là một trong những vũ khí chủ yếu của nó nhằm chống lại xã hội dân sự; nhưng nó cũng đồng thời là tia lửa thổi bùng lên sự phản kháng xã hội và sau đó là sự hồi sinh mạnh mẽ của xã hội khi mà cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản bùng phát. Sự trỗi dậy của xã hội dân sự dưới chủ nghĩa cộng sản, do đó, tương tự như sự trỗi dậy của xã hội dân sự dưới chủ nghĩa chuyên chế: Nó là một phản ứng đối kháng, có khả năng làm thay đổi các quan hệ quyền lực. Trong một nền dân chủ, xã hội dân sự là một phần không thể tách rời của hệ thống cai trị (system of rule) Trong chủ nghĩa cộng sản, theo đúng định nghĩa của nó, những tiền đề pháp lý-chính trị cho một sự cộng sinh như thế hoàn toàn vắng mặt. Tương tự với chủ nghĩa chuyên chế, động lực để xã hội dân sự trỗi dậy là một phản ứng với arcana imperii của những kẻ thống trị.
Sự độc lập kinh tế (độc lập của một xã hội tư sản) không phải là điều kiện bắt buộc cho phản kháng, trừ khi nó được xem xét dưới một quan điểm Marxist hạn hẹp, và sự độc lập này không cần thiết cho các phê phán của giới trí thức về chủ nghĩa chuyên chế. [18] Cuối cùng, trong phần này, tôi sẽ chứng minh rằng một nhãn quan thuần tuý nội địa sẽ không thể giải thích được một cách triệt để sự tồn tại của các xã hội Đông Âu dưới chủ nghĩa cộng sản, hay giải thích được bản chất của các đòi hỏi dân sự cũng như nguồn cảm hứng của nó. Vai trò của Tây Âu như là một " xã hội đối chiếu " -theo như thuật ngữ của Reinhard Bendix- là rất quan trọng về mặt này, và nếu so với các trường hợp mà trí thức vận động chống lại các nền độc tài ở phương Tây, thì ở đây, thậm chí nó còn quan trọng hơn nữa.
Những điểm yếu của xã hội dân sự
Vì mục tiêu của phần này là tìm hiểu sự vận động của trí thức chống lại chủ nghĩa cộng sản, chúng ta sẽ quan tâm đặc biệt đến cách mà những người dân Đông Âu cảm nhận tình cảnh của họ dưới chủ nghĩa cộng sản. Tôi đã bàn về hai điểm yếu của xã hội dân sự trong quá trình bình thường hoá: Sự độc quyền nhận thức về tư tưởng xã hội của Đảng và sự hợp tác của quần chúng với hệ thống [tự xưng là] cha mẹ dân. Đấy là các điểm yếu được chính những người Đông Âu nhận thức rất rõ.
Mỗi nền độc tài đều tìm cách kiểm soát thông tin liên quan đến chính nó, liên quan đến nền chính trị, hiện tại và quá khứ, mà xã hội của nó thu nhận. Mỗi nền độc tài đều tìm cách làm suy yếu xã hội, khiến cho xã hội không thể vận hành như là một nguồn độc lập cung cấp những thông tin kiểu như thế. Hầu hết các nền độc tài hiện đại làm vậy là do điều kiện thuận tiện, và thường lấp liếm là do các hoàn cảnh đặc biệt. Một vài nền độc tài còn viện dẫn nhu cầu mang tính chuẩn tắc về một trạng thái cân bằng có trật tự giữa nhà nước và xã hội. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản (giống như chủ nghĩa phát xít Đức và Ý xưa kia) là tuyên bố thẳng thừng độc quyền nhận thức như thể họ là kẻ gác đền của một chân lý tối cao.
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa cộng sản chuyển từ thời đại Stalin sang thời đại bình thường hoá, từ tinh thần cứu rỗi sang cạnh tranh xã hội-khoa học với phương Tây, từ tiêu diệt hàng loạt sang các nhà tù/trại tập trung và các nhà thương điên, thì chân lý cộng sản đã khoác lên mình một vẻ thế tục. Tuy vậy, chính bước chuyển từ "cái nóng" huỷ diệt và thanh trừng/autos-da-fe sang "cái mát mẻ" nắn gân tâm lý đã cho thấy một nỗ lực pháp chế hoá sự kiểm soát nhận thức, chứ không phải muốn vứt bỏ nó đi. Tương tự, các thay đổi về kiểu nạn nhân gợi ý rằng có sự phục tùng bề ngoài tăng dần lên trong giai đoạn bình thường hoá. Trong thời Stalin, các nạn nhân từng là giai cấp "khách thể" hoặc các kẻ thù của đảng: địa chủ (kulak), một số các sắc tộc (entire nationalities), những đảng viên đầu não bị thoái hoá biến chất. Sau thời Stalin, họ là các nhà bất đồng chính kiến trí thức tản mác và "chủ quan". Aleksandr Zinoviev đã tiến một bước dài khi lập luận rằng trong thời kỳ bình thường hoá, chủ nghĩa cộng sản đã sản sinh ra một "chủ nghĩa toàn trị từ bên dưới," trong đó bất đồng chính kiến và nhà tù chính trị không còn có ích nữa. [19] Bất đồng chính kiến là cái có thể thao túng được, còn nhà tù chính trị là cái trên thực tế không còn cần thiết.
Không nhiều các nhà khoa học xã hội Đông Âu có những đánh giá cực đoan như Zinoviev. Nhưng không có một nhà bất đồng chính kiến nào không nhận thức được hiệu ứng ngột ngạt của chính sách độc quyền tư tưởng chính trị lên bất đồng chính kiến- ngay cả ở những nơi mà bất đồng chính kiến mạnh hơn (ví dụ ở Đông-Trung Âu). Phân biệt giữa thật và giả bị xoá sạch, và chỉ có những kẻ cai trị, những tên gác đền cho lịch sử thế tục (hay ý nguyện thiêng liêng), mới biết được cái nào là cái nào. Norberto Bobbio đã chỉ ra rằng, trong một nền dân chủ, một trò lừa đảo chính trị bao giờ cũng được nhìn nhận là một trò lừa đảo chính trị. [20] Dân chủ có nghĩa là một chính phủ công khai, tức là, minh bạch. Nhưng một kẻ cai trị chuyên chế đang nắm giữ một sự thật sẽ chẳng bao giờ có bổn phận phải công khai các hành vi của mình. Họ luôn đúng một cách tự động. Leszek Kolakowski nói về chủ nghĩa cộng sản như sau:
"Nếu... không có cách gì để một người xác định thế nào là "đúng" theo nghĩa thường của thế giới, [thì] chẳng còn lại gì ngoài các niềm tin được áp đặt, cái, tất nhiên là, có thể bị huỷ bỏ ngay ngày hôm sau. Không có một tiêu chuẩn nào cho sự thật ngoài cái vẫn được rao giảng là đúng trong mọi thời điểm. Và như thế, sự dối trá cũng trở thành sự thực, hoặc ít ra là sự phân biệt giữa đúng và sai theo nghĩa thông thường đã bị biến mất. Đó là một chiến thắng nhận thức vĩ đại của chủ nghĩa toàn trị: nó không còn bị tố cáo là nói láo nữa vì nó đã xoá bỏ một cách thành công ngay chính ý tưởng về sự thực". [21]
Đến lượt nó, sự quanh co về ngôn ngữ đã dập tắt các quan điểm bất đồng bằng cách tạo ra cái mà Jadwiga Staniszkis (khi viết về Ba Lan) đã gọi là "sự kém cỏi về ngôn ngữ" của các đối thủ của chế độ. [22] Một người có thể phủ nhận định nghĩa của kẻ cai trị về hiện thực, nhưng vẫn không có khả năng [mô tả chính xác hiện thực]. Kết luận của Poggi cũng là gợi ý bình thường hoá của Brezhnev: nếu có chăng thì rất ít người còn có thể tin vào hiện thực [mà nhà nước mô tả]. Tuy nhiên, sự nhùng nhằng về ngôn ngữ - cái mà những người bất đồng chính kiến gọi là sự dối trá được thể chế hoá hoặc dối trá hiện sinh- vẫn gây ra những nhầm lẫn về nhận thức và tự nghi hoặc.
Điều này đưa ta đến với nguồn gốc yếu kém thứ hai trong xã hội dân sự, cái mà Vaclav Havel đã lập luận, bắt nguồn từ sự thật trần trụi là phải sống trong một sự dối trá đã được thể chế hoá: con người buộc phải hoạt động theo cách mà hệ thống kỳ vọng. Vì thế, bằng cách hợp tác với hệ thống, người ta đã khẳng định nó. Nhưng cái "phần thưởng" cho sự phục tùng chính trị - chủ nghĩa gia trưởng mô tả bởi Feher- mang một hiệu ứng hạ thấp chính xác hơn. Nó không chỉ hướng người ta tới sự bảo trợ của nhà nước, mà còn,
"cùng với việc các sáng kiến cá nhân, cạnh tranh và hiệu quả cũng bị loại khỏi công việc trong "chủ nghĩa xã hội thực sự". Kết quả... là một hệ thống yếu kém chung và kèm theo nó là một lợi thế khác của chủ nghĩa gia trưởng: không có sự bực dọc/chán nản vì thiếu kỹ năng... cái việc "chốn khỏi những bực dọc/chán nản" bằng cách đi vào thế giới của vô trách nhiệm và yếu kém tập thể là một trong những an ủi chính của mất tự do". [23]
Người ta thường trở nên hờ hững với các khát vọng tập thể. Lẽ thứ nhất vì họ buộc phải đầu tư quá mức thời gian của mình vào công việc duy trì sự tồn tại hàng ngày. Một hệ thống sản xuất đã đánh mất động năng bắt đầu của mình, và giờ đây nuôi dưỡng sự yếu kém, vô trách nhiệm và làm việc qua quít, cũng chịu đựng một thị trường tiêu dùng nghèo nàn trong đó hàng hoá và dịch vụ vừa hiếm vừa kém chất lượng. Vì thế:
"Trong cuộc vật lộn liên tục nhằm tiếp cận tới cái thị trường nghèo nàn này, và nói chung hơn là trong cuộc vật lộn nhằm tổ chức đời sống cá nhân mình quanh cái thị trường ấy, con người sống trong các xã hội cộng sản đã bị cướp đoạt theo đúng nghĩa đen cái nguồn gốc căn bản của sự sống: thời gian. Thời gian lẽ ra họ có thể dành cho các quan tâm cá nhân và công cộng thú vị hơn và ít hạ thấp phẩm giá mình hơn". [24]
Với những ràng buộc trong cuộc sống như vậy, liệu xã hội dân sự trong giai đoạn bình thường hoá có thể làm gì khác? Liệu có một "xã hội thứ hai", theo cách gọi của Elemer Hankiss, không thoả hiệp với chế độ và cung cấp một hình thái thay thế cho xã hội cộng sản, cả về tổ chức và lý tưởng? [25] Liệu một xã hội như vậy có thể xác định một không gian mà chế độ không thể đụng chạm tới, không thể gây ô nhiễm, hoặc kiềm chế? Dựa trên bằng chứng và lập luận tới nay, câu trả lời sẽ là không. Hầu hết những người sống trong xã hội thứ hai cũng đồng thời sống trong xã hội thứ nhất, vì thế, cái tồn tại phần lớn là một xã hội lai tạo, song song không hoàn chỉnh. [26] Trong một số hình thái biểu hiện bên ngoài, xã hội này không những còn xa mới trở thành đối kháng với chế độ, mà còn bị lôi kéo vào một quan hệ nửa-trung thành. Đó là cái được gọi bằng cái tên nền kinh tế thứ hai, cái mà các chế độ cộng sản sau này -khi phải đối mặt với sự tê liệt của các mô hình xã hội của họ- buộc phải khuyến khích; chế độ hưởng thụ từ những ưu đãi cá nhân, hối lộ, và thị trường hành chính. Với biểu hiện còn lại của xã hội thứ hai -cái gắn trực tiếp hơn với các không gian văn hoá, cộng đồng và chính trị- chúng ta đã chứng kiến bất đồng chính kiến bị suy yếu thế nào bởi sự ngạo mạn về nhận thức của hệ thống. Thêm vào đó là cái hiện thực về cuộc sống cơ hàn.
© 2005 Duy Tân Trẻ
© 2005 talawas
[1]Cuộc chiến tranh yêu nước chống lại Nazism cũng là một liều giải độc. Tuy nhiên, việc sử dụng chiến tranh để chính đáng hóa sự cai trị của Stalin ngày càng đem đến nhiều yếu tố mới về tính chính đáng từ bên dưới.
[2]Hans Rosenberg, Bureaucracy, Aristocracy and Autocracy (Cambridge: Harvard University Press, 1958).
[3]Di Palma (fn. 6), 9.
[4]Khrushchev bảo đảm sự liên tục này bằng cách coi các tội ác của Stalin là sản phẩm của tệ sùng bái cá nhân. Giới cầm quyền và đội ngũ cán bộ thay thế Khrushchev bảo đảm nó bằng cách xóa đi ký ức về những tội ác này và làm mềm quá trình phi-Stalin-hóa. Theo Agnes Heller, điều này cần thiết vì nó đem lại cho Đảng một nền tảng tự-chính đáng thông qua sự kế tục trung thành với truyền thống của mình. Xem Heller, "Phases of Legitimation in Soviet-type Societies," in Rigby and Feher (fn. 18), 57-58.
[5]Milan Simecka, Le rStablissement de Vordre (Paris: Maspero, 1979).
[6]Aleksander Smolar, "Le monde sovi£tique: transformation ou decadence?" in Hermet (fn. 10), 162-65.
[7]Kenneth Jowitt, "Gorbachev: Bolshevik or Menshevik?" in Stephen White et al., eds., Developments in Soviet Politics (Durham, N.C.: Duke University Press, 1990).
[8]Krygier (fn. 5).
[9]Để đối chiếu, vấn đề tự-bản sắc và vì thế, chấn thương do ly khai không được cảm nhận mạnh mẽ đến như vậy trong các chế độ chuyên chế phương Tây. Điều này đem đến sự khác biệt trong cách mà các chế độ cộng sản và độc tài phương Tây đối phó với những cuộc khủng hoảng. Xem Di Palma, To Craft Democracies: An Essay on Democratic Transitions (Berkeley: University of California Press, 1990), chaps. 8, 9.
[10]Jowitt (fn. 17).
[11]Valerie Bunce, "The Transition from State Socialism to Liberal Democracy" (Unpublished manuscript, Northwestern University, October 1988).
[12]Ferenc Feher, "Paternalism as a Mode of Legitimation in Soviet-type Societies," in Rigby and Feher (fn. 18), 64-81.
[13]Liên hệ với sự trao đổi này, và cũng để làm rõ khái niệm xã hội dân sự, Grzegorz Ekiert đã giới thiệu sự khác biệt hữu dụng giữa xã hội "nội bộ" và "chính trị". Xã hội nội bộ "đại diện cho lĩnh vực gồm các hành vi có mục đích bị giới hạn trong không gian tư và được từ chức vì các nhu cầu vật chất và lợi ích cá nhân." (Xem Ekiert, "Democratization Processes in East Central Europe: A Theoretical Reconsideration," British Journal of Political Science 21 [July 1991], 285-314, at 300.) Đó là lĩnh vực được nhà nước bảo vệ trong giai đoạn bình thường hóa cộng sản. Xã hội chính trị là khái niệm nói về không gian công mang tính chính trị hơn. Nó là lĩnh vực cần phải hi sinh trong trao đổi. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính tham khảo. Vì như tôi sẽ thảo luận ở phần tiếp, mặc cho chế độ kỳ vọng gì, sự tồn tại của xã hội nội bộ cũng là những ẩn ý thú vị cho xã hội dân sự.
[14]Gianfranco Poggi, The State: Its Nature, Development and Prospects (Stanford, Calif.: Stanford University Press, 1990), 168-69.
[15]Xem một phân tích sâu hơn ở Di Palma (fn. 6), 17-19.
[16]Vujacic (fn. 4), 24-25.
[17]Nhiều trong số các nhà phân tích này được đề cập đến trong Vujacic (fn. 4); tôi vô cùng tri ân những cao kiến của ông trong phần nghiên cứu đó. Trong thuyết trình chính trị, độc quyền nhận thức, logocracy(?) và các biểu hiện tương tự của việc cộng sản chiếm hữu cái không gian nơi ý kiến công cộng vẫn được bày tỏ, xem thêm Hermet (fn.10), và Social Research 55 (Spring-Summer 1988).
[18]Nếu độc lập kinh tế là điều kiện bắt buộc, xã hội dân sự hẳn phải là điều có thể trong hầu hết các nền độc tài phương Tây và không khả thi trong các nhà nước cộng sản. Để tìm hiểu những điểm lập lờ trong chủ nghĩa Marx liên quan đến nguồn gốc tư bản hiện đại của xã hội dân sự, xem Alvin W. Gould-ner, The Two Marxisms (New York: Oxford University Press, 1982), 355-63. Andrew Arato gợi ý rằng có 3 nhánh tiềm tàng để cấu thành xã hội dân sự: logic công nghiệp hóa của tư bản, etatist logic của hiện đại hóa, và một không gian công từ bên dưới. Ông phân tích khả năng thứ 3 trong quan hệ với Ba Lan. Xem Arato, "Civil Society against the State: Poland 1980-81," Telos 47 (Spring 1981), 23-47.
[19]Zinoviev, Le communisme comme realite (Paris: l'Age d'homme, 1981); idem, Homo so-vieticus (Paris: Julliard, 1983).
[20]Bobbio, "Democrazia e governo invisibile," Rivista italiana di scienza politica 10 (August 1980), 181-203.
[21]Kolakowski, "Totalitarianism and the Virtue of the Lie," in Howe (fn. 12), 122-35.
[22]Staniszkis, Poland's Self-Limiting Revolution (Princeton: Princeton University Press, 1984).
[23]Feher (fn. 43), 76.
[24]Di Palma (fn. 6), 26. Những nhóm nomenklaturas chọn lựa này có độc quyền tiếp cận với thị trường tốt hơn và phong phú hàng hóa hơn đã làm xóa bỏ chủ nghĩa quân bình chính tại nơi mà nó có vai trò quan trọng nhất: các cơ hội của cuộc sống. Xem Victor Magagna, "Consumers of Privilege: A Political Analysis of Class, Consumption and Socialism," Polity 21 (Spring-Summer 1989), 30-41.
[25]Hankiss, "The 'Second' Society: Is There an Alternative Social Model Emerging in Contemporary Hungary?" Social Research 55 (Spring-Summer 1988), 13-42. See also idem, East European Alternatives: Are There Any? (Budapest: Institute of Social Sciences, 1988); and idem, "In Search of a Paradigm," Daedalus 119 (Winter 1990), 183-214.
[26]Benda (fn. 18) speaks of a parallel polis. Theoretically, parallel courses, in Benda's perspective, can eventually meet.
Xã hội dân sự trong các chế độ cộng sản đang đổi mới: Logic xuất hiện ( BÀI 4)
Lâm Yến dịch
Liên Xô
Động cơ cho các tham dự độc lập ở USSR bắt nguồn từ các lãnh đạo đảng theo đường lối cải cách thay vì từ các áp lực nhịp nhàng của các nhà hoạt động xã hội độc lập (như ở Trung Âu). Chính Gorbachev và những người ủng hộ ông đã công khai nhìn nhận các yếu tố "tiền khủng hoảng" của hệ thống Soviet. Cuộc khủng hoảng lúc đầu được định nghĩa trong các giới hạn kinh tế và xã hội. [1] Nhưng cuối cùng, người ta [buộc phải] nhìn nhận là cuộc khủng hoảng tổng thể đó có nhiều âm hưởng chính trị. Sự nhìn nhận đó đi xa tới mức thừa nhận rằng CPSU (đảng Cộng sản Liên Xô) đã không thể lấy được lòng tin của công chúng Soviet. Giải pháp cho cuộc khủng hoảng này phụ thuộc vào sự ủng hộ tiêu cực từ xã hội, không chỉ để phục sinh các quá trình kinh tế và xã hội, mà còn để chống lại sự đối kháng chắc chắn từ giới quan chức đang trong các cơ quan quyền lực.
Bắt đầu từ 1985, các nhà cải cách của đảng và của giới trí thức đã khuyến khích các hoạt động độc lập của quần chúng -những người sẽ tham dự tập thể vào việc giải quyết các bài toán kinh tế và xã hội vốn trước đây bị đảng-nhà nước tảng lờ hoặc làm trầm trọng thêm. Lúc đầu được nhìn nhận là sự lên tiếng của công chúng về các bất bình (discontent) và quan điểm (opinion), cuối cùng, sự tham dự độc lập được chấp thuận trong ranh giới của "nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa". Nếu xem xét tầm nhìn của nó về quan hệ nhà nước và xã hội được tái thiết lập, thì nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa của Gorbachev là một dạng "thuyết tiến hóa mới" bắt nguồn từ nhà nước. Trong khi thừa nhận quyền tự chủ của các cá nhân và nhóm, các nhà cải cách giả định rằng các hoạt động độc lập sẽ tự giới hạn và chỉ nằm trong ranh giới của chủ nghĩa xã hội mà đảng xác định. Hợp tác giữa đảng-nhà nước với hoạt động độc lập tự giới hạn sẽ dẫn tới một nền kinh tế năng động hơn, các điều kiện xã hội khỏe khoắn hơn, và một quá trình chính trị hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn "xuất hiện" này của xã hội dân sự, hầu hết các nhà cải cách trong đảng và trong giới trí thức giả định rằng các hoạt động xã hội độc lập sẽ chỉ nằm trong khuôn khổ các mục tiêu do Đảng Cộng sản đặt ra, nhưng là cái mà giờ đây chịu ảnh hưởng bởi các phát biểu tự do công khai. Chiều hướng của các hoạt động trong một xã hội dân sự bán độc lập sẽ phải được quyết định bởi Đảng Cộng sản-mới-được-dân-chủ-hóa. Nhà phân tích xã hội Soviet, Andranik Migranian, viết năm 1987:
Khả năng thực tế duy nhất để xã hội có thể kiểm soát quyền lực là kích hoạt xã hội dân sự và thể chế hóa mối liên hệ chính của nó. Các nỗ lực gần đây do Đảng thực hiện nhằm xóa bỏ sự giám hộ và các quy định của các cơ quan quyền lực nhà nước (các bộ và các ban) đối với hoạt động của các tập thể lao động (work collectives), và trao cho họ quyền độc lập hơn trong việc giải quyết các bài toán kinh tế và xã hội trong doanh nghiệp của họ, và trong xã hội nói chung, là một bước quyết định trên con đường đi đến sự thay đổi cán cân lực lượng giữa bộ máy hành chính và xã hội dân sự theo hướng có lợi cho xã hội..., CPSU, với tư cách là lãnh đạo thực sự của giai cấp lao động và của người dân Soviet, đã trở thành người khởi xướng và dẫn dắt quá trình tái cấu trúc mang tính cách mạng này. [2]
Trong khi các nhà cải cách khác suy đoán sự đối kháng giữa các nhóm xã hội (đại diện cho sự xuất hiện của xã hội dân sự) và đảng sẽ tăng lên, vì thế, ở một mức độ nhất định, họ thừa nhận xung đột là một phần sẵn có của xã hội dân sự, họ cũng mường tượng ra sự xuất hiện của nó trong bối cảnh "các mục tiêu chủ nghĩa xã hội," "các nguyên tắc nhân văn," và các nguyên lý nền tảng của "chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa nhân văn, và dân chủ." Các nhà cải cách trong chính quyền hiếm khi đưa ra một cơ chế để xác định những thuật ngữ này khi [hiện thực đã] vượt ra ngoài status quo (nguyên trạng). Nhiệm vụ xác định các mục tiêu phát triển xã hội và quan hệ kèm theo giữa nhà nước và xã hội sẽ nằm trong quyền phán quyết của nhà nước độc đảng. Tầm nhìn của Gorbachev về "nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa" (ban đầu được chấp nhận bởi nhiều nhà cải cách ở cương vị cao) được dựa trên giả thuyết rằng nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa có thể cùng tồn tại với nhà nước độc đảng.
Ngôn ngữ của các nhà cải cách Soviet trong những năm đầu cầm quyền của Gorbachev cũng giống với của giới trí thức Trung Âu trong thập kỷ 1970 và đầu 1980 khi họ kêu gọi giải phóng xã hội khỏi nhà nước đàn áp và đang mất dần hiệu lực. Ví dụ Arbatov và Batolov viết rằng "sự nối tiếp lô gíc của quá trình hướng tới việc giải phóng cho các tổ chức xã hội đông đảo là việc phát triển mở rộng các hoạt động chính trị và xã hội của quần chúng toàn quốc." [3] Giống như các nhà quan sát sự xuất hiện của xã hội dân sự ở Trung Âu, họ lưu ý rằng quá trình giải phóng xã hội phải diễn ra trong khuôn khổ của nhà nước đổi mới, một nhà nước sẵn sàng đẩy lùi các ranh giới phán quyết của mình.
[Quá trình này có thể]...đến đồng thời từ bên trên -từ sự chỉ đạo của nhà nước, và từ bên dưới -từ các doanh nghiệp, các hiệp hội của công dân, các tổ chức quần chúng, những người không đơn giản chỉ biết hoan hô đảng và nhà nước, mà còn biết đưa ra các giải pháp thay thế bắt nguồn từ các sáng kiến của quần chúng, hiện thân của các kinh nghiệm cụ thể của họ, và có thể các giải pháp này còn khác biệt hẳn so với các khuyến nghị về quản lý các quá trình xã hội của bộ máy nhà nước. [4]
Các nhà lý thuyết Soviet thừa nhận ảnh hưởng của một nhà nước quá hùng mạnh vốn khiến cho cá nhân và xã hội ngạt thở, và kêu gọi phát triển một xã hội dân sự dựa trên các tổ chức độc lập và các hoạt động công cộng độc lập khỏi các ràng buộc quan liêu và hành chính của nhà nước. Họ kêu gọi tái cấu trúc lại quan hệ giữa nhà nước và xã hội, nhằm tạo ra và bảo vệ biên giới của xã hội dân sự tự chủ ở USSR, cái sẽ bao gồm các tổ chức quần chúng độc lập, sự bình đẳng của công dân trước pháp luật, một bộ máy nhà nước chuyên nghiệp, một nền hành chính trung lập, tự do thông tin và phát biểu ý kiến. Bộ máy nhà nước phải được hợp lý hóa để trở nên hiệu quả hơn trong tác nghiệp hành chính và thực thi chính sách. [5] Đảng Cộng sản sẽ có được tính chính đáng trong kiểm soát bộ máy nhà nước nếu nó chấp nhận phê bình từ các nhóm xã hội, tham gia vào đối thoại chính sách, và chuyển hướng bộ máy quan liêu của nó khỏi các khuynh hướng lập chính sách và tập trung hơn vào các chức năng giới hạn của quản lý nhà nước. [6]
Kêu gọi (sự tham gia của xã hội) của Gorbachev được đáp lại một cách đáng ngạc nhiên. Giữa 1986 và 1988, có sự bùng nổ của các hoạt động nhóm độc lập, với khoảng xấp xỉ 30000 "nhóm không chính thức" (không đăng ký với nhà nước và không được tài trợ bởi Đảng Cộng sản) lộ diện hoặc được thiết lập hoàn toàn mới. Mục tiêu của các nhóm này trải rộng trên nhiều lĩnh vực và phân tán, bao gồm các quan tâm về môi trường, văn hóa, lịch sử, chủ nghĩa dân tộc, chính trị và xã hội. Trong khi phần lớn các nhóm tập trung vào các vấn đề "cuộc sống hàng ngày," [7] chứ không phải muốn thay đổi chính trị, chính hiện tượng tổ chức độc lập này đã có nhiều ý nghĩa trong việc làm xói mòn tính chính đáng và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Giống như ở Trung Âu, Đảng Cộng sản Soviet đã tìm cách đưa các nhóm không chính thức vào trong các tổ chức do đảng tài trợ, hoặc khi mục đích này thất bại, thì đưa các nhóm này vào dưới chiếc ô của các tổ chức mặt trận quần chúng do đảng ủng hộ. [8] Trong khi hầu hết các nhóm lúc đầu đều ủng hộ chính sách perestroika (tái cấu trúc) của Gorbachev, cuối cùng thì người ta cũng thấy rằng sự quan liêu của đảng (với sự giúp đỡ của các lãnh đạo CPSU bảo thủ) không chỉ tìm cách phá hoại các hoạt động độc lập mà còn cản đường perestroika. Khi các nhóm tìm cách tổ chức, các ủy ban đảng địa phương và các Soviet đã từ chối cấp giấy phép cho các cuộc mít tinh công cộng và các cuộc biểu tình, kéo dài các thủ tục đăng ký hợp pháp hóa hoạt động độc lập, và tìm cách ngăn chặn các nhóm này tiếp cận tới các nguồn lực. [9] Tại mức độ toàn bang, quan chức các bộ tìm cách ngăn chặn bất cứ các hoạt động nhóm độc lập nào đe dọa đến quyền phán quyết của bộ trong việc tài trợ các dự án xã hội. Khi các cơ quan chức năng của đảng và nhà nước trở nên bất thỏa hiệp và hung hăng phản ứng lại các sáng kiến của xã hội, các nhà vận động độc lập trở nên lạnh nhạt với những thay đổi do nhà nước khởi xướng và quay lại nhạo báng perestroika của Gorbachev. [10] Giống như ở Trung Âu, nỗ lực của các nhóm độc lập nhằm hoạt động trong ranh giới bất định của các chương trình cải cách của Gorbachev, và theo đuổi các mục tiêu độc lập trong khuôn khổ pháp lý liên tục thay đổi, đã gặp phải cách đối xử hai mặt từ phía các quan chức của đảng và nhà nước. Điển hình là trường hợp nhóm Memorial (gồm nhiều trí thức Moscow tổ chức lại để xây dựng một khu tưởng niệm các nạn nhân của thời kỳ khủng bố Stalin). Hiến chương của nhóm quy định sự tôn trọng các chuẩn mực hợp pháp trong việc thiết lập và các hoạt động của nhóm. [11] Khi Bộ Văn hóa tìm cách vô hiệu hóa mục đích của Memorial bằng cách xây dựng riêng một khu tưởng niệm khác và sung công toàn bộ số tiền mà nhóm này quyên góp được, thì mọi người đều hiểu rõ rằng hiến pháp hiện có không phải là cái giúp bảo đảm quyền tự chủ của các hoạt động nhóm độc lập và tự tổ chức.
Ngay cả khi đối mặt với sự phá hoại [từ nhà nước] như thế, cũng như những trì hoãn kéo dài trong việc đưa ra các bảo đảm pháp lý đã được hứa hẹn từ trước cho các hiệp hội quần chúng độc lập, [12] các nhà vận động độc lập vẫn kiên trì tổ chức các nhóm, nhằm nêu ra và tìm cách đạt được các mục tiêu độc lập. Khi các nhóm ngày càng giỏi quảng bá các hoạt động của họ và đến được với đông đảo công chúng, các mục tiêu của họ cũng ngày càng được chính trị hóa, giống như ở Trung Âu. [13] Các nhóm bắt đầu liên kết các mục tiêu của họ với những thay đổi trong toàn hệ thống, gồm cả việc tái cấu trúc quan hệ giữa nhà nước và xã hội. Các nhà hoạt động xã hội ngày càng thấy rằng mục tiêu của họ không thể đạt được trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện tại. Khi mô tả các nỗ lực của người dân Moscow chống lại việc xây dựng một đại lộ cắt ngang qua khu đông dân cư sinh sống và có nhiều di sản lịch sử, một nhà phân tích Soviet đã nhận ra rằng "những người dân này vẫn chưa tìm thấy những người bảo vệ lợi ích thực sự của họ nơi các vị hội đồng địa phương." [14] Trong một diễn biến giống với các quá trình tổ chức ở Trung Âu, các hội đồng -tự tài trợ của các chính quyền- tự tổ chức ở địa phương và các câu lạc bộ cử tri đã xuất hiện ở Liên Xô, nhằm theo đuổi các dự án địa phương vốn trước đây bị quản lý một cách phi hiệu quả bởi các Soviet. [15]
Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Dân tộc.
Ở Ba Lan và Hungary và, với mức độ thấp hơn, ở Czechoslovakia, chủ nghĩa dân tộc đóng vai trò chất kết dính trong các nhóm độc lập và các hoạt động quần chúng, vì nó đã truyền bá một tập giá trị được mọi người chia sẻ khi xã hội dân sự hình thành trong bối cảnh một đảng thống trị. Khác biệt trong tính cố kết của xã hội dân sự ở Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cho thấy rõ vai trò đoàn kết của ý thức về chủ nghĩa dân tộc giữa các nhóm dân cư ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Tại các nước cộng hòa ngoài-Nga này, chủ nghĩa dân tộc đóng vai trò là sức mạnh gắn kết hoạt động nhóm độc lập, khi các nhóm theo đuổi các mục tiêu khác nhau thống nhất lại trong các tổ chức "mặt trận nhân dân", nhằm gây sức ép đòi độc lập. Trong khi tạm thời gạt sang một bên các xung đột chính trị và xã hội, và tập trung vào mục đích đoàn kết vì nền độc lập quốc gia, các phong trào quần chúng này đã hình thành mối quan hệ làm việc với các tổ chức Đảng Cộng sản trong các nước cộng hòa này, và cuối cùng đã thu hút các đảng cộng sản vào một nỗ lực chung là tranh thủ sự hộ của những cử tri có đầu óc độc lập. Với người Nga, không giống như những người không thuộc Nga, họ không có một tiêu điểm chung mà xung quanh nó, các giá trị chung về chủ nghĩa dân tộc có thể kết tinh. Không có một kẻ thù chung, và với sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu chủ nghĩa dân tộc khác nhau (gồm Bolshevist quốc gia, tự do phương tây, các phiên bản Slavophile, cũng như hàng loạt các nhãn hiệu chủ nghĩa sô-vanh quốc gia [16] ), không thể nào hình thành được một tập hợp các giá trị chung hay một vị trí chung để đối mặt với sự thống trị của chế độ. Sự thiếu vắng một chủ nghĩa dân tộc có tính kết dính đã đóng góp vào việc [tồn tại] nhiều khuynh hướng tách biệt của xã hội dân sự mới xuất hiện ở cộng hòa Nga.
Trong khi sự vắng bóng một chủ nghĩa dân tộc có tính kết dính đã cản trở các nỗ lực hình thành những mặt trận quần chúng, hoặc thống nhất các phong trào quần chúng lại để thách thức quyền lãnh đạo của nhà nước, phạm vi và mức độ của các hoạt động độc lập đã đủ để kéo dài sự phân rã của chế độ Cộng sản. Giống như trường hợp Trung Âu, Đảng Cộng sản Soviet bắt đầu chia rẽ khi các hoạt động xã hội độc lập đã đẩy các nỗ lực cải cách tiến lên với một tốc độ chóng mặt. [17] Tới giữa năm 1991, một năm sau sự kiện hợp pháp hóa các đảng đối lập, bốn triệu thành viên CPSU đã rút khỏi đảng, và bộ phận năng động nhất, Democratic Platform, đã tách ra khỏi [Đảng Cộng sản] và lập nên đảng Cộng hòa. Việc giải tán chế độ Cộng sản chỉ đạt được sau cuộc đảo chính bất thành vào tháng Tám năm 1991. Thất bại gây ra bởi hàng loạt các yếu tố xuất hiện trực tiếp từ xã hội dân sự mới nổi, bao gồm các nguồn [nhân sự] khác cho vị trí quyền lực (Yelsin), sự phân mảnh của nhà nước, và biểu tình của xã hội phản đối trực tiếp việc sử dụng bất chính đáng quyền lực nhà nước.
Sự xuất hiện của Xã hội Dân sự: Tóm tắt
Logic xuất hiện của xã hội dân sự tại các chế độ kiểu Soviet có thể được tóm tắt như sau: Trong giai đoạn xuất hiện này, các kênh bày tỏ lợi ích chính thức đã đóng lại đối với các nhà hoạt động xã hội độc lập. Thay vào đó, các nhóm sử dụng các phương pháp bày tỏ lợi ích không thuộc hệ thống như các cuộc biểu tình, tuần hành, và xuất bản ngầm. Ảnh hưởng của các chiến thuật như vậy đối với chính sách là không đều và thất thường. Nó phụ thuộc một phần vào nhận thức của giới lãnh đạo về khả năng bị tổn thương [của hệ thống]; trong khi các lãnh đạo có thể quyết định rằng thi thoảng nhượng bộ đôi chút là thích hợp, còn lâu họ mới chịu từ bỏ độc quyền nắm quyền lực và hợp pháp hóa sự tham dự nhóm độc lập bằng cách đưa ra những nhượng bộ quan trọng. Bộ máy quan liêu của đảng và nhà nước cũng tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của chúng lên quá trình hoạch định chính sách khi chúng tìm cách thay đổi bản chất quan hệ giữa nhà nước và xã hội (và vì thế, bản chất và các mục tiêu của xã hội), thay vì chỉ thực thi các ngụ ý chính sách hình thành từ các vũ đài công cộng với sự tham dự của các nhà hoạt động xã hội độc lập. Nhưng khi cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc, đảng-nhà nước trở nên dễ bị thương tổn hơn trước áp lực từ các nhà vận động độc lập và ngày càng sẵn sàng đưa ra nhượng bộ. Đến thời điểm này, yêu sách của các nhóm bắt đầu có nội dung mới. Trong khi vẫn đòi thay đổi, yêu sách của họ bắt đầu đòi được tham dự chính thức vào quá trình chính trị.
Giai đoạn này có bản chất là không ổn định. Ranh giới mới giữa nhà nước và xã hội vẫn chưa ổn định vì nó không có sự bảo đảm thể chế. Các nhóm ban đầu đặt ra các mục tiêu "tự giới hạn", ví dụ như không đe dọa vai trò lãnh đạo của đảng, thì nay ngày càng thấy rõ rằng không thể tự giới hạn được nữa vì nhận thức của đảng về tính chính đáng của nó [đã thay đổi], và việc động viên của nhiều nhóm độc lập khi họ bắt đầu theo đuổi các mục tiêu đối chọi với độc quyền của Đảng Cộng sản, bao gồm việc dành ghế đại diện tại các cơ quan quyền lực địa phương và quốc gia. Cả "thuyết tiến hóa mới" và "nền đa nguyên xã hội chủ nghĩa" đều sai lầm khi cho rằng một đảng đổi mới có thể cùng tồn tại với các hoạt động xã hội độc lập. Hoặc chế độ bị đe dọa phản bội lại các hứa hẹn của nó đối với các nhà hoạt động độc lập và ngăn chặn các hoạt động tự tổ chức của quần chúng, hoặc theo như cách dùng từ của Arato, các nhóm độc lập sẽ động viên để "tìm một nhà nước thích hợp" cho họ. [18] Những lãnh đạo đảng và nhà nước nhận ra các ẩn ý về một nền đa nguyên không bị trói buộc (hoặc do sự xói mòn chính cơ sở quyền lực của họ, hoặc do một trật tự xã hội do chính đảng khuyến khích), đã tìm cách đàn áp hoạt động độc lập và rút lui vào status quo ante (nguyên trạng trước đó). Nếu các nhà hoạt động độc lập thành công không chỉ trong phát biểu các lợi ích thay thế, mà còn có thể thỏa mãn chúng qua hoạt động xã hội, thì hiển nhiên sẽ có một quá trình tự nhiên từ "chính trị tầng thấp" ban đầu, dưới dạng các hoạt động độc lập, sang "chính trị tầng cao" khi họ chuyển sang đòi có đại diện trong các cấu trúc quyền lực chính thức và xóa bỏ nomenklatura của đảng.
Tóm tắt và Ngụ ý
Việc so sánh các giai đoạn "tự vệ" và "xuất hiện" trong diễn trình phát triển của xã hội dân sự ở Trung Âu và USSR được dựa trên ảnh hưởng của kiểu chế độ lên các dạng hoạt động độc lập, và các kiểu tái cấu trúc quan hệ giữa nhà nước và xã hội trong các quốc gia cộng sản đang đổi mới. Các chế độ Cộng sản hậu toàn trị, trong khi tìm cách cân bằng giữa quyền kiểm soát và giải phóng xã hội, đã thất bại trong cả việc tính toán tập hợp các giá trị xã hội được chia sẻ và đại diện cho tập hợp các lợi ích phổ quát. Trong thất bại đầu, các ý tưởng tự do về tự chủ cho các cá nhân và nhóm, kết hợp với nhiều hình thức khác nhau của chủ nghĩa dân tộc, đã gây xói mòn sự thống trị của chế độ trong hệ giá trị xã hội. Trong thất bại thứ hai, các quá trình hiện đại hóa trong xã hội, gồm cả tiến trình đô thị hóa, phát triển giáo dục rộng khắp, và một lực lượng lao động ngày càng có kĩ thuật cao, đã tạo ra những lợi ích xã hội tự chủ và nhu cầu phải thay đổi trong các tổ chức kinh tế xã hội vốn trước đây bị các chế độ Cộng sản tảng lờ hoặc từ chối. Việc các chế độ này không thể đáp ứng các đòi hỏi của một xã hội phức tạp và một nền kinh tế hiện đại đã dẫn tới sự thất vọng của dân chúng đối với thành tích kinh tế và chính trị của chế độ. Như các học giả Soviet và phương Tây đã chỉ ra, các nhà hoạt động xã hội đã xây dựng các lộ trình mà, theo đó, các chế độ Cộng sản hoặc sẽ không, hoặc sẽ không thể phản ứng lại. [19] Tới những năm 1980, việc chế độ không (thể) phản ứng lại trước những tình trạng khẩn cấp trong quá trình thay đổi của xã hội đã tạo ra một tâm lý oán hận chung đối với các lãnh đạo đảng và nhà nước, và thai nghén một cuộc khủng hoảng tính chính đáng. Các nhà hoạt động xã hội độc lập đã không chỉ phát biểu các lợi ích tư nhân mà còn bắt đầu hoạt động theo các lợi ích ấy, trước khi cuộc khủng hoảng được các lãnh đạo Cộng sản theo khuynh hướng cải cách thừa nhận.
Tuy nhiên, các ý tưởng về tự chủ, chủ nghĩa dân tộc, và hiện đại hóa không đủ để giải thích sự xuất hiện của các xã hội dân sự tại các nước này. Với mỗi trường hợp, khả năng của các nhà hoạt động và các nhóm độc lập trong việc gây sức ép đòi các yêu sách của họ trên các đấu trường công cộng phụ thuộc vào cái mà các nhà xã hội học chính trị gọi bằng cái tên "các cấu trúc cơ hội chính trị." [20] Các nhà cải cách trong giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bị thúc ép bởi nhiều động cơ khác nhau, đã tạo ra các cơ hội cho các nhà hoạt động độc lập, để họ có thể công khai nêu các yêu sách (bằng cách mở rộng phạm vi có thể chấp nhận cho các hoạt động và các tổ chức tự phát của xã hội). Chiến lược này được khởi xướng hoặc từ sáng kiến của các lãnh đạo có tư tưởng đổi mới (những người muốn sử dụng hoạt động độc lập như là một công cụ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống), hoặc bởi các chế độ miễn cưỡng phản ứng lại với ảnh hưởng của cuộc cải cách trong nước của Gorbachev và sự kiềm chế trong chính sách ngoại giao của Soviet đối với các nhà nước khách hàng của nó. Trong khi các giá trị độc lập, và các quá trình xã hội, đã tạo ra cơ sở cho sự xuất hiện của xã hội dân sự, vai trò của phía nhà nước trong việc nhìn nhận nhu cầu phải có các hoạt động độc lập (dù rằng bị hạn chế và tiếp cận dưới góc độ công cụ) là không thể bỏ qua. Cơ hội do các chế độ suy yếu đem lại, mặc dù mong manh và không ổn định, đã được các nhà vận động độc lập chộp lấy, họ đơn giản là không chịu nằm trong các ranh giới được định ra cho các hoạt động độc lập được chế độ chấp thuận.
Kết luận
Trong mỗi trường hợp, kết quả là sự tan rã của chế độ Cộng sản dưới tay của các nhà hoạt động xã hội độc lập đã được động viên (hoặc trong trường hợp Liên Xô cũ, là động viên một phần). Ở Ba Lan, Czechoslovakia và Hungary, nơi các đảng và phong trào chính trị độc lập đã đưa ra các hình thức cai trị mới qua bầu cử tự do hoặc bán tự do, các khó khăn của nhà nước hậu cộng sản (khi phải đối mặt với sự sụp đổ không thể tránh khỏi của khối đoàn kết xã hội) đã được làm nhẹ bớt ở một chừng mực nào đó bởi sự nhận thức rằng nền độc lập khỏi sự thống trị của Liên Xô đến với một cái giá đắt. Ở Nga, sự thống nhất có được chỉ trên sự thừa nhận tính chính đáng của Boris Yeltsin từ chỗ ông là người kế tục của Gorbachev. Những nhà đối lập của chế độ cũ đã không có sự thống nhất cả trong hình dạng và thực chất của nhà nước sau đảo chính. Những chỉ trích chua chát của các nhà độc lập thuộc đảng dân chủ về sự quay trở lại chế độ cai trị toàn trị của Yeltsin được cộng hưởng bởi sự trả miếng của ngài tổng thống, rằng sự can thiệp của các đảng viên dân chủ đang chia rẽ vào quá trình [lập] chính sách sẽ gây cản trở cho những cuộc cải cách cần thiết. Sự thiếu vắng các yếu tố gắn kết làm cho quá trình thể chế hóa các thành quả đã đạt được của xã hội dân sự trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Nhiệm vụ của chúng tôi [trong bài nghiên cứu này] là mô tả logic xuất hiện của các xã hội dân sự trong các điều kiện độc đáo của nhà nước hậu toàn trị ở Trung Âu và Liên Xô cũ. Những quan sát tiếp theo sẽ là cần thiết để có thể mô tả sự phát triển theo các hướng riêng biệt của những xã hội dân sự này. Những phân tích như thế sẽ phải hướng sự tập trung vào lượng biến số phong phú có vai trò định hình sự phát triển trong tương lai, bao gồm định hướng của các hoạt động độc lập, các hình thức hoạt động tập thể, hệ thống đảng chính trị, ảnh hưởng của khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc tới việc hình thành nhà nước, và văn hóa chính trị. Điểm chính là ở chỗ các nhà hoạt động vốn đã xây dựng nên các khối xã hội dân sự thì nay đang ở cương vị tham gia vào các quá trình mà cuối cùng có thể dẫn tới việc thể chế hóa sự tồn tại của nó.
Nguồn: Comparative Politics, Vol.25, No.1 (Oct.,1992) 1-23.
Duy Tân Trẻ giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt.
[1]Theo ngôn ngữ của Marxist, quan hệ sản xuất không theo kịp công cụ và phương pháp sản xuất. Nó không chỉ đưa đến nền kinh tế phi hiệu quả mà còn xa lánh công nhân và đem lại các vấn đề xã hội, ví dụ tệ nghiện rượu chè và tội phạm. Xem Mikhail S. Gorbachev, Perestroika: New Thinking for Our Country and the World (New York: Harper and Row, 1987), pp. 18-25, and Tatyana Zaslavskaya, The Second Socialist Revolution: An Alternative Soviet Strategy (Bloomington: Indiana University Press, 1990), pp. 47-86.
[2]Andranik Migranian, "Interrelations of the Individual, Society, and the State in the Political Theory of Marxism," The Soviet Review (January-February 1989), 55-56.
[3]Nói chung, tới những năm 70, 80, hầu hết giới trí thức Trung Âu viết về sự giải phóng khỏi nhà nước và đảng, trong khi xu hướng này ở USSR là chỉ nói về sự giải phóng khỏi nhà nước. G.Arbatov and E.Batolov, "Politicheskaia reforma i evoliutziia ovetskogo gosudarstva" ("Political Reform and the Evolution of the Soviet State"), Kommunist, 4 (March 1989), 45.
[4]Ibid., pp. 43-44,
[5]Migranian, p. 55.
[6]Xem Ivan Szelenyi, "Socialist Opposition in Eastern Europe: Dilemmas and Prospects," in Tokes, ed., pp. 202-203, for a discussion of "formal rationality" versus "substantive rationality" as forms of bureaucratic activity in Communist regimes.
[7]Theo một nghiên cứu, 90% tổ chức cơ sở được hướng tới các hoạt động phi chính trị. Xem Ianitsky, Independent Initiatives, p. 8.
[8]Vera Tolz, "Informal Groups in the USSR in 1988," Radio Liberty Research, Oct. 30, 1988, pp. 1-12.
[9]Ví dụ về các khó khăn của hợp tác, xem Elisabeth Schillinger and Joel Jenswold. "Cooperative Business Ventures in the Soviet Union: The Impact of Social Forces on Private Enterprise," Sociology and Social Research, 73 (October 1988), 26-21, Để biết thêm về những cản trở quan liêu đối với các hoạt động độc lập theo con mắt của một nhà vận động xã hội Soviet, xem Olga Medvedkov, "The Moscow Trust Group: An Uncontrolled Grass-Roots Movement in the Soviet Union," The Mershon Quarterly Report, 12 (Spring 1988), 1-27.
[10]Để biết một phân tích thú vị về quá trình này, xem Igor Chubais, "The Democratic Opposition: An Insider's View," Report on the USSR, 3 (May 3, 1991), 4-15.
[11]"Ustav: Vsesoiuznogo dobrovol'nogo istoriko-prosvetitel'skogo obshchestva 'Memorial' (proekt)," (Charter: Ail-Union Voluntary Historical-Enlightenment Society 'Memorial' [Draft]), Ogonek, 4 (January 1989), 29.
[12]Sau gần 3 năm tranh luận giữa các nhóm trong đảng và giữa lãnh đạo đảng với các nhân vật độc lập, Luật về các Hiệp hội Công cộng được thông qua tháng Mười năm 1990. Xem "Zakon ob obshestvennykh ob'edineniakh" (Law on Public Associations), Pravda, Oct. 16, 1990, p. 3. Để biết đánh giá về luật này, bản thảo và các phiên bản khác, xem Vera Tolz, "The Law on Public Associations: Legalization of the Multi-party System,"Report on the USSR, 2 (November 16, 1990), 1-3.
[13]Điều này diễn ra, ví dụ, trong phong trào bảo vệ môi trường khi "các tham dự viên... nhận ra rằng kẻ thù nguy hiểm của họ không phải là thuốc trừ sâu, hay công nghệ, mà chính là hệ thống sử dụng chúng." Oleg N. Ianitskii, "Environmental Movements in the Soviet Union," The Soviet Review, 32 (January-February 1991), 29.
[14]Oleg Ianitskii, "Lefortovo: Solving the Conflict between Designers and the Residents," Moscow, unpublished paper, 1989, p. 27.
[15]Xem Dawn Mann, "The Trends towards Public Initiative in Local Government," Report on the USSR, 2 (April 13, 1990), 7-8.
[16]Alexander J. Motyl, Sovietology, Rationality, Nationality: Coming to Grips with Nationalism in the USSR (New York: Columbia University Press, 1990), 167-168.
[17]Xem Peter Reddaway, "Resisting Gorbachev," New York Review of Books, Aug. 18, 1988, p. 38, để biết về một thảo luận gây chia rẽ giữa phe cánh Gorbachev và Ligachev trong CPSU về vấn đề các chính sách giải phóng dành cho các hoạt động độc lập.
[18]Andrew Arato, "Empire vs. Civil Society: Poland 1981-1982," Telos, 50 (1981-1982), 26.
[19]Migranian; Zhukova et al.; Starr; Lapidus; and Lewin, among others.
[20]Sidney Tarrow, "Struggling to Reform: Social Movements and Policy Change during Cycles of Protest," Cornell University Center for International Studies Occasional Paper, 15 (1984). Để biết ứng dụng khái niệm của ông này vào các sự kiện ở Trung Âu, xem Sidney Tarrow, "'Aiming at a Moving Target': Social Science and the Recent Rebellions in Eastern Europe," PS: Political Science & Politics, 24 (March 1991), 12-20. Cách nhìn về hiện đại hóa như một công cụ giải thích phải được đi kèm bởi sự khảo sát các chiến lược chính trị nhằm giải thích các mặt khác trong chính trị học Soviet, có thể đọc trong Connor, Socialism's Dilemma, and Thomas Remington, "Regime Transformation in Communist Systems: The Soviet Case," Soviet Economy, 6 (1990), 160-190.
BÀI 5: http://hoabinhvanhandao.blogspot.com/2013/04/xa-hoi-dan-su-trong-cac-che-o-cong-san_2723.html
Xã hội dân sự trong các chế độ cộng sản đang đổi mới: Logic xuất hiện (BÀI 3 )
Marcia A. Weigle, Jim Butterfield
Lâm Yến dịch
Khủng hoảng có hệ thống: II
Việc công dân Trung Âu và USSR ngày càng quay lưng lại với các giá trị và các kênh tham dự chính thức cho thấy rõ thất bại của đảng-nhà nước trong việc khẳng định vai trò độc tôn trong việc đại diện lợi ích và giá trị. Những thất bại này xuất hiện trong thời kỳ mà chúng tôi gọi tên là "giai đoạn tự vệ" trong diễn trình phát triển của xã hội dân sự. Chúng đã xóa đi mọi hy vọng về tính chính đáng dựa trên nền tảng là sự trung thành [của dân chúng] với chế độ (quá trình này ở Trung Âu đã diễn ra nhanh hơn do quan hệ giữa chế độ ở mỗi nước với sự thống trị của Liên Xô).
Vì thế, các chế độ này đã quay lại các "yêu cầu tiên quyết về chức năng" của hệ thống, hay nói đơn giản hơn là quay lại dựa vào các thành tích kinh tế và chính trị. Khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng tính chính đáng không thể được duy trì trên nền tảng các giá trị được chia sẻ hoặc các lợi ích chung, thì các chế độ buộc phải phát minh ra các "khế ước xã hội" mà theo đó công dân được hưởng một phần lợi từ hệ thống, [đồng thời khiến họ] phụ thuộc vào việc bảo đảm quyền lãnh đạo của đảng và việc duy trì trật tự xã hội. Đây là một chiến lược có tính toán của Kadar ở Hungary, [1] được Brezhnev của USSR [2] và Husak của Czechoslovakia sao chép lại trong những năm cuối thập kỷ 1960 và thập kỷ 1970, được giới lãnh đạo Gierek ở Ba Lan thực hiện suốt cả thập kỷ 1970. [3] Theo thuật ngữ khế ước xã hội, chế độ bảo đảm tăng dần mức sống và phong phú hóa chủng loại/số lượng hàng tiêu dùng, cung cấp phúc lợi cho công chúng, tăng lương và các biện pháp khuyến khích khác cho công nhân. Đổi lại, các cá nhân phải chấp nhận sự thống trị của đảng trên toàn xã hội, gồm cả việc họ phải rút lui khỏi các hoạt động chính trị và các hiệp hội công cộng không được nhà nước cho phép.
Tuy nhiên, mặt kinh tế của khế ước này không đủ để giải thích cân bằng tương đối ở Trung Âu, vì, như Stephen White đã chỉ ra, trong các giai đoạn kinh tế suy thoái ở Hungary, Czechoslovakia, Romania và Yugoslavia, người ta đã không thấy bất kỳ một đe dọa nghiêm trọng nào đối với khả năng kiểm soát của chế độ. [4] Thực ra, khế ước này đã sản sinh ra một hệ quả chính trị: nhờ việc nới lỏng tương đối sự kiểm soát về chính trị (đặc biệt là đối với các thành viên được tin tưởng trong giới trí thức ngoài đảng, tầng lớp ưu tú văn hóa và nghề nghiệp, và các nhà khoa học tự nhiên) mà các cá nhân này có nhiều khoảng tự do nghề nghiệp hơn khi chấp nhận quyền lãnh đạo của đảng. [5] Trong khi có nhiều phiên bản khác nhau về kiểu và các điều kiện của khế ước xã hội ở mỗi nước trong khu vực Trung Âu và USSR, các quy định chung đã cung cấp sự ổn định tương đối và ngăn ngừa được các hoạt động độc lập quy mô lớn trong suốt thập kỷ 1970.
Tuy nhiên, vào cuối thập kỷ này, nền tảng trên đó các chế độ thiết kế nên các khế ước xã hội đã bắt đầu đổ vỡ. Không chỉ chuyện nền kinh tế tập trung liên tục gặp khó khăn, mà chi phí cho việc bao cấp các thua lỗ của hệ thống khiến chế độ không thể thực hiện được các thỏa thuận kinh tế. Với việc cần phải áp dụng các biện pháp khắc khổ, các chế độ không còn khả năng dựa vào sự ủng hộ của những nhóm cảm tình viên truyền thống, đặc biệt là công nhân. Về mặt chính trị, các lãnh đạo nhận ra rằng khó mà nhượng bộ tự do từng phần cho các nhóm được ưu đãi trong xã hội mà không chịu rủi ro bị chỉ trích về các chính sách của chính họ và các áp lực tiếp tục giải phóng. [6] Cuộc giải phóng về chính trị do chế độ khởi xướng đã tạo ra các sức ép mới bằng việc nuôi dưỡng một môi trường đa nguyên nhất định về lợi ích trong xã hội, trong khi [môi trường ấy] vẫn tiếp tục phê phán nghiêm khắc sự cai trị ngày càng kém hiệu quả của bộ máy đảng-nhà nước.
Sự tan rã của các khế ước xã hội đặt ra câu hỏi về tính chính đáng của chế độ dựa trên bảng thành tích kinh tế và chính trị [nghèo nàn]. Các cuộc khủng hoảng tính chính đáng đang tiềm tàng đẩy chế độ vào việc lựa chọn một chiến lược mà, dựa trên nhiều tình huống khác nhau, trở nên phổ biến tại các nước Trung Âu và Liên Xô. Chiến lược này, hoặc được phỏng đoán dựa trên áp lực xã hội, hoặc được thừa kế bởi giới lãnh đạo có đầu óc cải cách, là nhằm tạm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng đang treo lơ lửng bằng cách nới rộng không gian hợp pháp cho các hoạt động công cộng độc lập. Bằng việc thừa nhận một phạm vi rộng rãi hơn cho các hoạt động độc lập, bất kể là chính sách chủ động (proactive) hay thụ động (reactive) với thực tế, các chế độ đã vô tình tạo ra một không gian cho xã hội dân sự phát triển. Tại những nơi các cuộc khủng hoảng kinh tế đóng vai trò chất xúc tác cho chính sách này, mục đích của chế độ thông qua chính sách này là nhằm chuyển một phần gánh nặng của cái đáng nhẽ ra là cải cách kinh tế của nhà nước sang vai các nhà hoạt động xã hội độc lập. Tại những nơi nổ ra các khủng hoảng chính trị, các chế độ này thấy cần phải giảm bớt các phong trào quy mô lớn có thể nổ ra bằng cách nhìn nhận tính hợp pháp của các nhóm độc lập. Trong cả hai trường hợp, các chế độ này đều hy vọng làm giảm căng thẳng bằng cách chấp nhận một số mức độ hoạt động độc lập giới hạn, trong khi tìm cách mở rộng cơ sở ủng hộ cho mình và giữ vững hệ thống cũng như quyền lực của Đảng Cộng sản. [7]
Chính sách này đem lại cơ hội cho các nhà hoạt động xã hội và các nhóm tham gia vào không gian công, công khai bày tỏ các quan tâm của họ và các lộ trình cải cách. Đến thời điểm này, quá trình bảo vệ tính tự chủ của cá nhân và nhóm đã chuyển sang quá trình xuất hiện của xã hội dân sự, bùng lên với việc đảng-nhà nước cải cách nhượng bộ cho các nhà hoạt động độc lập tính chất bán-hợp pháp.
Sự xuất hiện của xã hội dân sự: Trung Âu
Bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của một xã hội dân sự tự tổ chức và độc lập ở khối Cộng sản là sự xuất hiện của Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan vào năm 1980. Phong trào này được hình thành bởi một liên đoàn các ủy ban đình công được tổ chức và ủng hộ bởi công nhân và trí thức, và trình diện với giới lãnh đạo đảng như là một fait accompli (thực tế không thể đảo ngược). Vào đầu năm 1981, có khoảng trên 8 triệu người Ba Lan đã tham gia Công đoàn Đoàn kết, gồm cả một phần ba số đảng viên Cộng sản. [8] Chương trình của Công đoàn Đoàn kết bao gồm các mục tiêu kinh tế như giao quyền tự quản lý cho các doanh nghiệp và phi tập trung các quá trình kinh tế, các mục tiêu chính trị như hạn chế việc kiểm duyệt và mở rộng tự do dân sự, bao gồm cả tự do báo chí. [9] Bộ khung cho hoạt động tự tổ chức này đã được Adam Michnik phát triển vài năm trước đó (ông là một nhân vật nổi bật trong cả KOR lẫn Công đoàn Đoàn kết). Chủ nghĩa tiến hóa mới của ông là một chiến lược làm tăng hoạt động tự tổ chức của xã hội (cái sẽ "empower" -đem lại quyền lực cho- xã hội) trong khi vẫn chấp nhận vai trò lãnh đạo của đảng đối với các chức năng của nhà nước và với việc hoạch định kinh tế dài hạn. [10]
Chiến lược này khuyến khích "[các cuộc] đổi mới và cách mạng hướng tới việc mở rộng tự do dân sự và các quyền con người", bắt nguồn không phải từ các nhóm đổi mới trong đảng, mà từ hoạt động của xã hội "hướng tới đối tượng là công chúng độc lập..." [11] Nhà nước và cuộc cải cách lấy đảng làm trung tâm (dựa cả trên sự thay đổi trong đảng và các kêu gọi của giới trí thức yêu cầu đảng-nhà nước mở rộng các quyền dân sự) đã được chứng minh là thất bại ở Ba Lan, Hungary, và Czechoslovakia. "Chủ nghĩa tiến hóa mới" khác với các nỗ lực của các nhà cải cách ở giả định của nó về tính "không thể tự đổi mới" của đảng, và đặt "niềm tin vào quyền lực của giai cấp lao động" như là con đường duy nhất để gây áp lực đòi dân chủ hơn. Chiến lược mới này của lực lượng đối lập là nhượng bộ quyền lực của Đảng Cộng sản Ba Lan (được sự hậu thuẫn của Liên Xô) trên lĩnh vực các chức năng của nhà nước; trong khi khuyến khích xã hội đẩy lùi các đường biên kiển soát của đảng-nhà nước bằng cách chủ động đấu tranh đòi mở rộng tự do dân sự, tự do phát biểu ý kiến và tự chủ trong hành động.
Sự phát triển về tổ chức của Công đoàn Đoàn kết -với tư cách là một chủ thể hoạt động có khả năng thâm nhập vào không gian công và tìm cách ảnh hưởng (có thể là đưa ra) chính sách- đã đặt ra câu hỏi về sự xuất hiện của xã hội dân sự cùng tồn tại với đảng-nhà nước. "Chủ nghĩa tiến hóa mới" giả định rằng một phong trào xã hội độc lập có thể đạt được các mục tiêu của mình trên các lĩnh vực như công nhân tự quản trị (worker self-management) và công dân tự quản lý (citizen self-government), trong khi vẫn thừa nhận quyền lực của nhà nước đối với nền chính trị quốc gia (bao gồm, ban đầu là nomenklatura [nhóm quyền lực quan liêu]- quyền tự chọn lựa các nhân vật lãnh đạo chủ chốt không qua bầu cử dân chủ), hoạch định đường lối kinh tế, và các công cụ bạo lực. Cách tiếp cận tân-Gramsci này xuất hiện trong điều kiện mà khế ước giữa một xã hội độc lập và một nhà nước mềm mỏng đã trở nên không khả thi. Một khế ước như vậy sẽ phải gồm các bảo đảm thể chế cho hoạt động xã hội độc lập và các diễn đàn độc lập để phân xử những vi phạm khế ước. Cả hai yếu tố này sẽ xâm phạm vào các đặc quyền truyền thống của đảng trong việc duy trì sự lãnh đạo của mình. Với việc đảng nắm độc quyền đàn áp và mối đe dọa luôn hiển hiện từ phía Liên Xô, một xã hội độc lập tự tổ chức chấp nhận vai trò bá chủ của Đảng Cộng sản là cái tốt nhất có thể hy vọng đến, trong "thế giới của những điều có thể". [12]
Trong khi xác định lại mục tiêu của các cuộc đổi mới và ở một mức độ nào đó, định nghĩa lại ý nghĩa của "quyền lực", những ảnh hưởng ban đầu của Công đoàn Đoàn kết có thể đã thấp hơn nhiều nếu không có sự thừa nhận chính thức từ phía nhà nước về sự tồn tại hợp pháp của nó. Stanislaw Kania, người đã thay thế Gierek năm ngày sau khi các hiệp ước Gdansk được ký kết vào tháng Tám năm 1980, đã buộc phải đưa ra sự thừa nhận pháp lý này vì tầm quan trọng của công nhân đối với sự ổn định xã hội và tính chính đáng của chế độ. Bộ máy lãnh đạo Kania muốn đưa Công đoàn Đoàn kết vào trong cấu trúc đảng-nhà nước đã tồn tại từ trước, buộc nó phải chia sẻ gánh nặng của các giải pháp khắc khổ không được quần chúng ủng hộ, mà không cho phép nó tích lũy bất cứ quyền lực nào trong cả quá trình đó. [13] Ở Ba Lan, khủng hoảng kinh tế cuối thập kỷ 1970 đã buộc đảng phải nhượng bộ một vũ đài rộng rãi hơn cho sự tham dự độc lập (nhưng có kiểm soát) của công chúng, nhằm ngăn chặn thảm họa kinh tế và tan rã xã hội. [14]
Ở Hungary và Czechoslovakia, nơi các chế độ được thiết lập sau chính biến năm 1956 và 1968 đã loại trừ một cách hiệu quả các hoạt động độc lập ở quy mô lớn, yếu tố đưa đến sự ra đời của xã hội dân sự là các cuộc khủng hoảng tính chính đáng cả trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. [15] Sự khuyến khích của Gorbachev về "hoạt động sáng tạo của đám đông [của chính ông ta]" cũng như việc Liên Xô cắt bớt viện trợ cho các chế độ Cộng sản Trung Âu đã làm xói mòn vai trò lãnh đạo của chế độ gia trưởng Kadar ở Hungary và các chiến lược đàn áp của Husak ở Czechoslovakia, đem đến các động lực mới cho các nhà hoạt động xã hội độc lập.
"Chủ nghĩa tiến hóa mới" ảnh hưởng tới các hoạt động không chỉ của Công đoàn Đoàn kết cả trước và sau thiết quân luật của Jaruzelski năm 1981, mà còn của FIDESZ (Liên Đoàn các Nhà Dân chủ Trẻ) và HDF (Diễn Đàn Dân chủ Hungary), Phong trào vì Tự do Dân sự ở Czechoslovakia, và các nhóm hòa bình ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức vào cuối thập kỷ 1980. [16] Trong mỗi trường hợp, số lượng các nhà hoạt động xã hội ngày một đông đã cố gắng một cách có ý thức nhằm tham gia vào các diễn đàn công cộng độc lập. Các nhóm độc lập được thành lập nhanh chóng nhằm biểu đạt các giá trị và lợi ích ngoài đảng (vốn đã được nêu ra một cách ngần ngại trong thời kỳ tự vệ) hoặc hành động theo các giá trị và lợi ích này. Các nhóm vốn chỉ đưa ra các yêu sách hạn chế trong giai đoạn tự vệ thì nay mở rộng chúng. Họ cũng thiết lập các kết nối tổ chức với các nhóm khác, nhằm biến mình thành những phương tiện truyền tải sự tham dự rộng rãi của xã hội. [17] Cùng lúc, các yêu sách của họ ngày càng trở nên tập trung vào chính trị khi đòi hỏi phạm vi rộng rãi hơn cho các hoạt động độc lập và được quyền tham dự vào các quá trình lập chính sách (trước đây vốn là độc quyền của chế độ Cộng sản phi hiệu quả).
Ví dụ như ở Hungary, nhóm Danube đã được thành lập năm 1984 nhằm phản đối việc xây dựng đập nước Danube, hoạt động trên giả định rằng các mục tiêu về môi trường là phi chính trị. Cho đến năm 1988, các bộ phận của nhóm này đã đi đến kết luận rằng sự thay đổi xã hội không thể đến nếu không có một cuộc đấu tranh chính trị công khai chống lại đảng. [18] Cũng trong giai đoạn này, các nhóm độc lập ở Hungary bắt đầu tiến hành các chiến lược thừa nhận quyền lãnh đạo của đảng, nhưng kêu gọi sự hình thành một xã hội độc lập. Năm 1987, tạp chí đối lập Hungary Beszelo cho xuất bản một chương trình "đổi mới chính trị" theo đó "công nhận quyền lãnh đạo của đảng như là đã định trước" nhưng tiến tới một "nền đa nguyên được đưa vào luật". [19] Chỉ trong một năm, nhiều kêu gọi cấp tiến hơn bởi các nhóm độc lập Hungary được nêu ra cho công chúng độc lập, dựa trên nền tảng là "xã hội có trách nhiệm tham gia vào việc hình thành bản sắc của chính nó," vì "sự bảo đảm cao nhất và nơi chứa đựng dân chủ chính là một xã hội dân chủ, đã thức tỉnh về chính trị, chứ không phải nhà nước." [20] Ở Czechoslovakia, Phong trào vì Tự do Dân sự (HOS) hướng các kêu gọi của họ tới công chúng chứ không phải tới nhà nước. Họ lập luận rằng chính công chúng phải tham dự vào vũ đài chính trị vì "các chính quyền toàn trị" không có khả năng thực hiện các thay đổi chính trị và kinh tế cần thiết để đem lại sức sống mới cho sự tồn tại của đất nước. [21]
Khi xã hội ngày càng phản ứng lại với thách thức, các nhà hoạt động xã hội độc lập càng xuất hiện rõ, và các hoạt động của họ cũng ngày càng sôi nổi (hoặc thông qua các nhóm xã hội, hoặc trong các cuộc biểu tình quy mô lớn), và các mục tiêu đấu tranh của họ ngày càng được chính trị hóa. Trong khi các đảng Cộng sản cầm quyền buộc phải nhượng bộ, họ cũng cố gắng phá hoại hoạt động độc lập tại mọi ngả rẽ, bằng cách trì hoãn việc đăng ký pháp lý, không cho tiếp cận các nguồn lực (Ba Lan và Hungary), hoặc đàn áp và bắt giam các nhà hoạt động nổi bật nhất (Czechoslovakia). Chính sách hai mặt, vừa đối thoại vừa đàn áp này đã gây hiệu ứng ngược lại tới các đảng [cầm quyền] vì sự chia rẽ nội bộ bắt đầu phát sinh trong việc xác định chiến lược nào có lợi nhất, đàn áp hay tăng cường tự do. Sự chia rẽ này dẫn đến việc từ chức hàng loạt từ đủ mọi thứ bậc trong đảng (Ba Lan năm 1980), và tăng cường sức mạnh của bộ phận cải cách trong các Đảng Cộng sản -những người muốn đàm phán với lực lượng đối lập bất kể mong muốn của các thành phần cứng rắn (Hungary và Czechoslovakia). [22] Sự chia rẽ trong các đảng cầm quyền đem lại lợi thế cho lực lượng đối lập -những người đang gây áp lực lên các chế độ này qua các phương tiện như Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, các nhóm có tổ chức ở Hungary, và các cuộc biểu tình rầm rộ ở Czechoslovakia, đòi tăng tốc độ cải cách. Cuối cùng, điều này đã đóng góp vào quá trình giải thể các chế độ cộng sản.
Ở Ba Lan, Hungary và Czechoslovakia, các nền tảng cho một xã hội dân sự độc lập được xây dựng trên cơ sở các sáng kiến xã hội từ bên dưới, được thiết kế nhằm đem lại quyền lực cho xã hội trong điều kiện Cộng sản thống trị toàn bộ các chính sách quốc gia. Chiến lược của các nhà hoạt động xã hội là chấp nhận vị trí độc tôn của đảng, trong khi lại tạo dần ra một vương quốc tự chủ được nhìn nhận là hợp hiến và hợp pháp bởi chính cái nhà nước vẫn đang bị thống trị bởi một đảng duy nhất. Ẩn ý là hoạt động độc lập sẽ phải tự giới hạn trong khi tìm kiếm các mục đích của mình, sao cho không đe dọa đến quyền lực quốc gia của đảng.
Lịch sử cho chúng ta thấy rằng chiến lược "chủ nghĩa tiến hóa mới" không thể tồn tại lâu dài. Các phong trào độc lập, bất kể sự xâm lấn của họ vào các chức năng nhà nước bị giới hạn đến đâu, vẫn không thể tự giới hạn mình trong bối cảnh các tiêu chí của đảng về tính chính đáng. Các đảng Cộng sản theo khuynh hướng cải cách và đang bị chia rẽ không thể chấp nhận các ẩn ý về hoạt động thực sự độc lập. Cân bằng quyền lực vì thế nhất thiết chỉ mang tính tạm thời. Bên nào sẽ là người chiến thắng phụ thuộc phần lớn vào các bối cảnh quốc tế và chính sách nội bộ của USSR.
Năm 1981, lãnh đạo Jaruzelski ở Ba Lan đàn áp Công đoàn Đoàn kết khi phong trào này bắt đầu động viên, không chỉ các thành viên của họ, mà còn dân chúng nói chung. Sau khi Gorbachev giải thích rõ các điều kiện mới cho quyền lực của các đảng cầm quyền và sự can thiệp của Liên Xô trở nên ngày càng ít khả năng, ở Ba Lan (1988), Hungary (1988-89) và Czechoslovakia (1989) đã có sự bùng lên của xã hội dân sự, và nó nhanh chóng động viên để tiến tới lật đổ các chế độ Cộng sản đã suy yếu. Không có sự hậu thuẫn của Liên Xô, các chế độ vốn đã suy yếu giờ đây phải đối mặt với một xã hội độc lập -mà trong đó các thành viên của nó lúc này đã có thể lựa chọn trung thành với bên nào. Các nỗ lực hời hợt ban đầu nhằm kiềm chế một xã hội dân sự tự tổ chức và độc lập -cái đang tìm kiếm một tạm ước với chế độ- đã đem lại cuộc động viên của các nhà hoạt động xã hội; và những cuộc động viên này lần lượt lật đổ các chế độ ở từng nước một. Bây giờ chúng tôi sẽ chuyển sang bàn về trường hợp của Liên Xô và so sánh các hình mẫu của diễn trình phát triển xã hội dân sự trong các giai đoạn hình thành của nó.
[1]Bennett Kovrig, Communism in Hungary from Kun to Kadar (Stanford: Hoover Institution Press, 1979), p. 361.
[2]Peter Hauslohner, "Gorbachev's Social Contract," Soviet Economy, 3 (1987), 56-60.
[3]Jack Bielasiak, "The Party: Permanent Crisis," in Abraham Brumberg, ed., Poland: Genesis of a Revolution (New York: Random House, 1983), p. 19.
[4]Stephen White, "Economic Performance and Communist Legitimacy," World Politics, 38 (April 1986), 462-482.
[5]Ibid.
[6]Kovrig, p. 362, and Erik P. Hoffmann and Robbin F. Laird, Technocratic Socialism: The Soviet Union in the Advanced Industrial Era (Durham: Duke University Press, 1985), pp. 163-164.
[7]Xem, ví dụ, Gabor Demszky, "Initiatives for Hungary," East European Reporter, 3 (Autumn 1988), 49-54, and East European Newsletter, 3 (March 22, 1989), 2.
[8]Mason, p. 94.
[9]Ibid., pp. 112-115.
[10]Ví dụ, trong thỏa hiệp tháng Tám năm 1980 của Gdansk, Công đoàn Đoàn kết sẵn lòng chấp nhận vai trò lãnh đạo của PUWP đối với nhà nước, ngụ ý rằng quyền lực của đảng phải được hạn chế trong phạm vi các chức năng của nhà nước và hành chính. Xem Timothy Garton Ash, The Polish Revolution: Solidarity (New York: Scribner, 1984), p. 69. Trong một diễn biến tương tự, lực lượng đối lập Hungary năm 1987 chấp nhận vai trò lãnh đạo của đảng chỉ trong "phần được quy định bởi hiến pháp trong khung pháp lý của nhà nước." Xem "A Social Contract: Conditions for Political Renewal," Beszelo (June 1987), in East European Reporter, 3 (October 1987), 57.
[11]Adam Michnik, Letters from Prison and Other Essays, (Berkeley: University of California Press, 1985), p. 142.
[12]Để biết các ảnh hưởng của doanh nghiệp tư trong việc nuôi dưỡng không gian công, xem Timothy Garton Ash, "Reform or Revolution?," New York Review of Books, Oct. 27, 1988, pp. 47-48.
[13]Ash, The Polish Revolution: Solidarity, p. 12.
[14]Các nguyên nhân trong trường hợp của Ba Lan phức tạp hơn nhiều, bao gồm từ rạn nứt sâu xa giữa nhà nước và xã hội khi cảnh sát Ba Lan bắn vào các công nhân biểu tình năm 1970, chuyến viếng thăm của giáo hoàng năm 1979, và thực tế rằng nhà thờ Catholic đã phát triển một triết lý xã hội, theo đó nó có trách nhiệm bảo vệ các quyền bất khả chia lìa của mọi người Ba Lan (một trách nhiệm mà nhà nước đã không thực hiện. Ibid., pp. 20, 30-1.
[15]Các động cơ kinh tế được phân tích trong Janos Kris, "Why Be Afraid?," East European Reporter, 3 (Autumn 1988). 51, and R. W. Apple, Jr., "Prague's Shaky Bargain: The Government Xemks to Stop the Decline in Industry before It Leads to a Rebellion," New York Times, Nov. 16, 1989, p. 1.
[16]Tismaneanu, p. 102.
[17]Sự xuất hiện của xã hội dân sự, vì thế, được mô tả bởi sự đoàn kết xã hội ngày một chặt chẽ, là kết quả của tăng cường trao đổi về các giá trị được chia sẻ, như cách diễn đạt của Timothy Garton Ash, "từ các giá trị tự chủ tới việc phát biểu các giá trị được chia xẻ." Không gian hoạt động công được mở rộng cũng cho phép xã hội hình thành một "sự thức tỉnh về các giá trị được chia xẻ của nó." Ash, The Polish Revolution, p. 30.
[18]Miszlevitz, p. 89.
[19]"A Social Contract: Conditions for a Political Renewal," Beszelo (June 1987), in East European Reporter, 3 (October 1987), 56-57.
[20]Tuyên bố đầu tiên trong "Network of Free Initiative" vào tháng Ba năm 1988 "Call to Action," tuyên bố thứ hai bởi FIDESZ. Cả hai được trích dẫn trong Miszlevitz, pp. 90 and 94.
[21]"'Democracy for All:' The Manifesto of the Movement for Civil Liberties," East European Reporter, 3 (Spring-Summer 1989), special section, after p. 38.
[22]Với tình hình chia rẽ trong Đảng Cộng sản từ khi có cuộc lật đổ Janos Kadar vào tháng Năm 1988, nhà cải cách Imre Poszgay đã đấu tranh cho chính sách đối thoại với lực lượng đối lập, chống lại các nhóm bảo thủ ban đầu do Karoly Grosz làm thủ lĩnh. Ở Czechoslovakia tháng Ba 1989, Lãnh đạo Cộng sản Ladislev Adamec ủng hộ đàm phán với đối lập mặc cho mong muốn của bộ phận cứng rắn của Jackes trong đảng. Xem Eastern European Newsletter, 3 (March 22, 1989), 2.
BÀI 4: http://hoabinhvanhandao.blogspot.com/2013/04/xa-hoi-dan-su-trong-cac-che-o-cong-san_9419.html
Subscribe to:
Posts (Atom)